Điểm nghẽn về thể chế pháp luật là một trọng tâm cần phải giải quyết trong năm 2021

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 6-01-2021, 01:41 | Thị trường 24h

Điểm nghẽn về thể chế pháp luật là một trọng tâm cần phải giải quyết trong năm 2021

Ông Châu cho biết, thị trường bất động sản giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến 35 ngành nghề khác nhau. Thị trường bất động sản vẫn đang gặp khó khăn trong 5 năm qua và Covid-19 chỉ là yếu tố khiến khó khăn trầm trọng hơn. Nhưng bối cảnh hiện nay có lợi ích là giúp chúng ta đánh giá lại, nhìn nhận và tìm một hướng đi bền vững.

Đại hội Đảng lần thứ XI và XII đã xác định một trong 3 điểm nghẽn chính của kinh tế Việt Nam chính là cơ chế chính sách. Sự chồng chéo trong các luật như luật nhà ở, Luật Đất đai khiến thị trường gặp khó khăn. Từ 10/12/2015, tất cả các dự án đầu tư bị đình đốn nhưng độ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản có đỗ trễ đến 3 năm. Đến năm 2018, thị trường mới chứng kiến sự thiếu giảm nguồn cung, quy mô thị trường bị thu hẹp lại, giảm sản phẩm đưa ra thị trường, theo quy luật cạnh tranh, cầu nhiều cung thiếu thì giá sẽ tăng.

Tại TP HCM, tỷ lệ nhà ở cao cấp trên thị trường chiếm trên 50%, nhưng nhà ở giá thấp, giá phải chăng chỉ chiếm rất ít, theo ông đây là con số cho thấy sự phát triển chưa bền vững. Bất động sản cao cấp có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nhanh thương hiệu và uy tín nhưng không phục vụ nhu cầu của số đông người dân.

Điểm nghẽn về thể chế pháp luật là một trọng tâm cần phải giải quyết cho bất động sản Việt Nam bởi các doanh nghiệp đều mong muốn môi trường kinh doanh đạt được sự công bằng, minh bạc, thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh.

Năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng cơ chế pháp luật khi luật đầu tư, luật xây dựng sửa đổi đã được thông qua, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngày 18/12, Nghị định 148 đã được ban hành để sửa một số điều trong luật đất đai. Nếu đi mua tài sản trong một thửa đất của nhà nước, nếu mua cây cao sư để thuê đất làm resort thì thời hạn thuê đất sẽ được theo thời hạn của nhà đầu tư mới. Nghị định 148 giải quyết vấn đề dịch vụ công về đất đai, giao sổ đỏ tận nơi cho người yêu cầu.

Cũng theo ông Châu: "Năm 2021 là một năm có điểm hội tụ đặc biệt khi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp sửa đổi...cùng có hiệu lực từ tháng 1/2021. Bên cạnh nghị định 167 chúng tôi nỗ lực đề nghị hoàn thiện cơ chế pháp luật về BT, chúng tôi cho rằng việc dừng BT là chưa thỏa đáng, chỉ nên tạm dừng đến năm 2022.

Tôi cho rằng 2021 thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển bởi việc kiểm soát Covid-19 của Việt Nam rất tốt, nền kinh tế Việt Nam đang là điểm sáng. Năm tới Bộ Xây dựng tập trung sửa Luật Nhà ở, và một số nghị định ban hành chung cư cũ, cơ chế khả thi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia phát triển loại hình nhà ở này", ông Châu cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) nhận định thêm: "Với rất nhiều lực đẩy, tôi cho rằng thị trường 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ. BĐS du lịch sẽ rất phát triển. Việc thành lập Thành phố biển đảo Phú Quốc đầu tiên của Việt Nam là cú hích cho BĐS du lịch phía Nam. Tôi kỳ vọng, du lịch phía Đông Bắc tại Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ có thành phố biển đảo tương lai. Việc phát triển BĐS du lịch giúp đất nước chúng ta tiến nhanh.

Đối với phát triển BĐS còn có xu thế li tâm. Các doanh nghiệp BĐS đang dịch chuyển mạnh mẽ ra các tỉnh, dịch chuyển sang các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế Miền Trung, Tây Nguyên, Miền núi Tây Bắc còn rất tiềm năng phát triển bất động sản".

"Tôi cho rằng cơ hội cho thị trường BĐS 2021 là rất lớn, chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội. Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý phòng trách rủi ro về pháp lý, kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực tài chính, tín dụng doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro quy mô doanh nghiệp", ông Châu nhấn mạnh.

Lan Nhi

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm