Sau khi ly hôn, hai bên không tự giải quyết được vấn đề phân chia tài sản, tranh chấp 4ha đất rẫy. Hậu quả, chị C. bị chồng cũ chém gần đứt lìa hai bàn tay.
Bị chồng chém đứt tay vì tranh chấp đất đai hậu ly hôn
Theo hồ sơ vụ án, chị Trương Thị C. (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) kết hôn với Đinh Văn Đương (SN 1972, trú huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk). Được biết, chị C. là giáo viên của một trường học trên địa bàn.
Vợ chồng chị C. có với nhau một người con. Trong quá trình chung sống, cả hai thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đến tháng 6/2019, Đương và chị C. được TAND thị xã Gia Nghĩa đồng ý quyết định ly hôn.
Chị C. bị chồng cũ chém gần lìa cánh tay. Ảnh minh họaVề tài sản chung, hai bên không yêu cầu Tòa án giải quyết mà muốn tự thỏa thuận. Tuy nhiên, cả hai không tự giải quyết được vấn đề phân chia tài sản. Hai bên thường xuyên mâu thuẫn, tranh chấp 4ha đất rẫy tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa. Được biết, sau khi ly hôn, đất lẫy vẫn do chị C. canh tác.
Ngày 29/7/2019, chị C. thuê 3 người lên rẫy cắt cỏ. Đến 15h cùng ngày, Đương vào rẫy thấy nhóm người đang cắt cỏ thì đuổi về. Sau đó, Đương yêu cầu chị C. vào rẫy để nói chuyện.
Trong quá trình nói chuyện, hai bên phát sinh mâu thuẫn và đánh nhau. Lúc này, Đương dùng dao chém liên tiếp vào cổ tay vợ cũ. Hậu quả, chị C. gần như đứt lìa hai bàn tay.
Sau vụ việc, chị C. được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Sau đó, bệnh nhân được chuyển xuống bệnh viện ở TP.HCM để tiếp tục điều trị. Theo kết quả giám định, chị C. bị thương tích 72%.
Việc phân chia tài sản sau ly hôn
Sau khi ly hôn, việc các vợ chồng quan tâm nhất chính là phân chia tài sản chung. Theo quy định của pháp luật, có 3 thời điểm được phân chia tài sản sau khi hoàn tất việc ly hôn.
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ và chồng tạo ra. Thu nhập do hai người lao động, sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung trừ những trường được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. Ngoài ra, tài sản chung còn có tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung. Hoặc tài sản cả hai được tặng, cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Sau khi ly hôn, việc các vợ chồng quan tâm nhất chính là phân chia tài sản chungQuyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trường hợp vợ/chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng thì không phải tài sản chung. Tài sản mà vợ/chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng cũng không được tính là tài sản chung.
Căn cứ quy định trên, tài sản chung của vợ chồng gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra. Thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng. Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản có được trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;
– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Tài sản này được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình. Nó còn giúp thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Luật HN&GĐ còn quy định về chế độ tài sản chung vợ chồng. Theo đó, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Việc phân chia tài sản chung có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân. Hoặc thực hiện ngay tại thời điểm ly hôn, sau khi ly hôn tùy theo thỏa thuận.
Lưu ý về phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có 5 lưu ý về phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn như sau:
Thứ nhất là trường hợp đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Nếu hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất. Trường hợp này, cả hai sẽ được chia theo thỏa thuận của hai bên.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi. Nguyên tắc này gồm nhiều yếu tố như hoàn cảnh của gia đình. Ngoài ra, còn có yếu tố về hoàn cảnh của vợ/chồng; công sức đóng góp của vợ/chồng…
Nếu chỉ một bên có nhu cầu, điều kiện trực tiếp sử dụng đất. Bên đó sẽ được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán phần giá trị quyền sử dụng đất cho bên kia.
Vợ chồng có thể phân chia tài sản theo thỏa thuậnThứ hai là trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình. Lúc này, quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được tách ra. Sau đó, nó sẽ được chia theo thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp không tự thỏa thuận được sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ ba là trường hợp đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng và đất. Khi đó, đất được phân chia theo thỏa thuận hai bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi. Lúc này, nguyên tắc sẽ tính đến loạt yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng…
Thứ tư là trường hợp các loại đất khác. Khi đó, đất sẽ được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ năm là trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhưng không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình. Sau khi ly hôn, quyền lợi đôi bên không có quyền sử dụng đất. Cả hai cũng không tiếp tục sống chung với gia đình nhưng có tài sản khác chung với gia đình. Phần tài sản này sẽ được chia như sau:
Trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được. Khi đó vợ/chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình. Việc này căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng. Việc phân chia sẽ thỏa thuận với gia đình. Nếu không thỏa thuận được, đôi bên yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần. Sau khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung chia theo nguyên tắc chia đôi. Nguyên tắc này có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp…