Sáng tạo với 4 cách phối màu sắc trong thiết kế nhà ở theo chuyên gia nội thất

| 24-07-2019, 11:30 | Nội thất

Sáng tạo với 4 cách phối màu sắc trong thiết kế nhà ở theo chuyên gia nội thất
Dưới đây là 4 "quy tắc vàng" trong việc phối màu sắc mà bạn không thể bỏ qua.

1. Quy tắc 60-30-10

Quy tắc 60-30-10 là một trong những quy tắc “kinh điển” khi nói về cách phối màu trong thiết kế nội thất. Bạn có thể áp dụng quy tắc này với tất cả các phong cách thiết kế mà mình yêu thích.

Kiến trúc sư lấy màu xám làm gam màu chủ đạo chiếm 60 phần không gian phòng ngủ, 30 và 10 phần còn lại trải dần cho màu nâu gỗ, vàng và kem. Tất cả tạo cảm giác tươi mới nhưng không kém phần ấm áp.


Xem thêm : 4 quy tắc phối màu sắc thiết kế cho các không gian nhà ở




Cụ thể, cách phối màu trong thiết kế nhà ở này sẽ áp dụng 3 màu chính theo tỷ lệ phần trăm là 60-30-10. Đầu tiên là màu chủ đạo cho không gian, chiếm 60% căn phòng, chọn theo gam màu cơ bản (trắng, kem, xám..) hay các màu tông ấm hoặc lạnh đều được. Tiếp theo là màu sắc thứ cấp, thông thường các nhà thiết kế sẽ chọn màu đậm hơn một chút và bố trí khoảng 30% không gian phòng. Cuối cùng màu đậm nhất để làm điểm nhấn và chiếm 10% còn lại.

Phòng tắm ngược lại sử dụng màu xanh da trời mát mẻ làm tông màu chính, trắng là màu phụ và tấm thảm màu nâu là một chút nhấn nhá. Cách phối màu này đem lại không gian vừa mát mẻ, thư giãn, vừa thanh lịch, nhã nhặn.

2. Chọn màu “ấm” hoặc “mát” phù hợp với từng phòng chức năng

Cách phối màu trong thiết kế nhà ở theo tông ấm hoặc mát sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của các thành viên khi ở trong không gian sinh hoạt đó. Màu ấm có xu hướng mang lại cảm giác lạc quan, tích cực và chào đón cho một căn phòng. Hãy sử dụng những sắc thái này vào phòng ăn, nhà bếp… nơi mà gia đình bạn hay tập trung quây quần bên nhau.

Gỗ là ý tưởng tuyệt vời để mang lại sự trung tính và cảm giác ấm áp cho không gian. Chưa kể, chất liệu gỗ không bao giờ bị lỗi thời theo thời gian.

Sự kết hợp màu mù tạt và nâu giúp cho phòng khách phong cách boho chic trở nên tươi sáng hơn.


Ngược lại, với phòng ngủ, thì màu lạnh lại là ''trợ thủ đắc lực" cho phòng ngủ, giúp đem lại cảm giác dịu nhẹ, yên tĩnh cho không gian thư giãn của bạn. 
Cách phối màu xám và xanh trong thiết kế phòng ngủ đang được nhiều người yêu thích vì không chỉ mang lại cảm giác an bình mà còn mang lại sự sang trọng, tinh tế cho không gian ngủ nghỉ.


3. Phối màu bổ sung

Phối màu bổ sung được cho là đơn giản nhất cũng như là cách phối màu trong thiết kế nhà ở được sử dụng nhiều nhất. Để tuân theo quy tắc này, bạn chỉ cần kết hợp hai sắc thái đối lập nhau, như xanh dương và cam, vàng và tím hoặc đỏ và xanh lục. Những cặp màu như vậy tạo nên độ tương phản rất cao, mang lại nhiều năng lượng cho không gian. Nếu muốn căn phòng nhẹ nhàng hơn, bạn có thể xem hai màu phối bổ sung này là màu nhấn, sau đó áp dụng thêm 1-2 màu trung tính như trắng kem, xám sáng... để cân bằng.

Phòng ngủ màu ngọc lam được tạo điểm nhấn với bộ đồ giường họa tiết màu nóng ấm và khung cửa sổ màu vàng sáng. Cách phối màu này khiến căn phòng trở nên tươi sáng, thú vị hơn. Đặc biệt, căn phòng còn được trang tri thêm một số các tác phẩm nghệ thuật bắt mắt, không gian phòng ngủ trở nên thật ấn tượng.

Xanh đậm và cam là một sự pha trộn màu sắc táo bạo và tươi sáng cho những ai thích sự phá cách và năng động.


Bạn quan tâm: 20 cách phối màu phòng ngủ hiện đại lý tưởng nhất 2019


4. Phối màu tương tự

Đây là cách phối màu trong thiết kế nhà ở lẫn thiết kế đồ họa đang được ưa chuộng dạo gần đây, bằng cách kết hợp các tông đậm nhạt từ một màu chủ đạo vào không gian. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng quy tắc 60-30-10 với quy tắc này để có tỷ lệ phối màu phù hợp, cũng như đơn giản cho bạn trong khâu bố trí hơn.

Tạo không gian trung tính và tinh tế bằng cách phối màu tương tự, ứng dụng các sắc thái nâu từ đậm đến nhạt, kết hợp màu trắng kem cổ điển.



Một phòng khách lấy cảm hứng từ Tây Ban Nha những năm 1920 với các lớp màu trung tính được thực hiện theo quy tắc phối màu tương tự. Căn phòng sử dụng màu chủ đạo là trắng kem kết hợp màu nâu gỗ và cửa sổ gỗ màu đen. Tất cả tạo nên không gian nhẹ nhàng, tinh tế.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm