Chia sẻ của “bà mối” startup Quỳnh Võ về vấn đề ý tưởng trong khởi nghiệp

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 21-06-2021, 10:35 | Thị trường 24h

Để khởi nghiệp điều đầu tiên mà các startup cần có chắc chắn là ý tưởng khởi nghiệp. Ý tưởng khởi nghiệp quyết định quan trọng vào sự thành bại của startup. Vậy làm sao để ý tưởng khởi nghiệp được phát triển đúng cách?


Chia sẻ ý tưởng thay vì sợ bị “đánh cắp”

Trong chương trình Hỏi Thật Đáp Thật do VOH – Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Propzy tổ chức vào lúc 12 giờ 30 phút đến 13 giờ ngày 18/5/2021 với chủ đề “Nhập môn hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam”. “Bà mối startup” Quỳnh Võ chia sẻ:

“Startup khi có ý tưởng đừng ngại việc bị “đánh cắp”, nên chia sẻ ý tưởng đó ra cho mọi người, càng nhiều người biết đến càng tốt. Khi được chia sẻ cho người nhiều sẽ nhận về rất nhiều phản hồi, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nên chia sẻ để ý tưởng được lan rộng thay vì mải mê ôm ý tưởng và đi theo ý tưởng mà không biết rằng ý tưởng đó sẽ đi đến đâu”.


Bà Quỳnh Võ – Giám đốc chương trình Zone Startup Vietnam tham gia với vai trò khách mời

Khi chia sẻ ý tưởng startup sẽ nhận được nhiều phản hồi. Đối với những phản hồi tiêu cực về ý tưởng khởi nghiệp, startup có thể xem xét, nhìn nhận và rút kinh nghiệm để thực thi ý tưởng theo kế hoạch, tránh mắc phải những “lỗi nhỏ” không đáng có. Với những phản hồi tích cực về ý tưởng khởi nghiệp, startup nên phát triển, dùng làm “bệ phóng” để nhân rộng ý tưởng một cách hiệu quả. 

Khi ý tưởng được nhân rộng, sẽ tạo xu thế, tạo ra trào lưu về ý tưởng khởi nghiệp, giúp ý tưởng của startup lan rộng đến người dùng, đến khách hàng và điều này sẽ giúp khách hàng không chỉ chấp nhận sản phẩm startup tạo ra, mà còn hào hứng, sử dụng một cách thích thú. Bà Quỳnh Võ cũng nêu ví dụ cụ thể từ Amazon, việc bán sách online sẽ mãi là ý tưởng nếu không lan rộng ra cộng đồng. 

Trở ngại các startup thường gặp

Theo bà Quỳnh, khó khăn mà đa số các startup trong giai đoạn đầu khởi nghiệp gặp phải rất nhiều. Mỗi startup sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau. Đầu tiên là khó khăn trong việc thiếu kinh nghiệm về khởi nghiệp. Startup thiếu kinh nghiệm sẽ chưa nhìn nhận được rõ những khó khăn mà họ sẽ gặp phải. Họ không biết rằng ý tưởng khởi nghiệp của mình đang triển khai đúng hướng hay không.

Từ việc không có kinh nghiệm startup sẽ gặp phải khó khăn thứ 2 là khó khăn trong việc đánh giá, nhận định về thị trường. Khi các startup còn quá trẻ thường chưa có khả năng đánh giá về thị trường mà mình đang khởi nghiệp. Khi không đánh giá được thị trường startup sẽ không biết triển khai ý tưởng khởi nghiệp sao cho đúng định hướng ban đầu, không lập ra được các kế hoạch dài hạn để phát triển ý tưởng khởi nghiệp trong tương lai. 

Bên cạnh đó, thiếu kinh nghiệm cũng sẽ dẫn đến khó khăn tiếp theo, khó khăn thứ 3 là khó khăn trong việc tìm kiếm được một người đồng hành với mình, trở thành cộng sự của mình trong quá trình khởi nghiệp. Việc startup không có kinh nghiệm trong việc nhìn người, tìm người đồng hành cùng chí hướng thì sẽ không “đọc vị” được người nào đó có hợp để đồng hành cùng mình, hay có năng lực, sở trường thích hợp trong lĩnh vực mà mình đang khởi nghiệp hay không.

Khó khăn thứ 4 là khó khăn lớn nhất và thường gặp ở các bạn startup hiện nay là thiếu kinh nghiệm về tính toán chi phí tài chính, nhất là đối với các công ty về công nghệ. Các startup ở giai đoạn đầu khởi nghiệp sẽ mang nhiều hy vọng, nhiều hoài bão và đam mê. Lúc này, startup sẽ quên mất rằng họ đang có bao nhiêu tiên, cần tính toán chi phí, giải quyết bài toán tài chính sao cho hợp lý.

Tiếp đến, khó khăn thứ 5 là khó khăn về mối quan hệ đối với khách hàng. Khi startup còn quá non trẻ thì sẽ không có được mối quan hệ, lòng tin từ khách hàng, lòng tin từ các doanh nghiệp lớn trong việc cộng tác. Mối quan hệ là điều startup cần trau dồi qua thời gian, cần có kỹ năng tốt và có khả năng duy trì mối quan hệ.

Propzy Launch – Từ ý tưởng đến thực thi

Theo “Bà mối startup” Quỳnh Võ để tránh được những trở ngại không đáng có trong bước đầu của hành hành trình khởi nghiệp, ngoài việc chia sẻ ý tưởng và nhìn nhận được khó khăn sẽ gặp phải startup nên tham gia vào các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Startup nên chọn các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp mang tính thiết thực và đồng hành cùng quá trình phát triển của startup. 

Khi tham gia vào các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp startup sẽ được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Điều này là điều kiện để startup xây dựng mối quan hệ, học hỏi và trau dồi các kỹ năng còn thiếu. Đây cũng sẽ là nơi các startup có thể nhận được các hỗ trợ thiết thực trong quá trình khởi nghiệp và nhận được đầu tư. Propzy Launch – Từ ý tưởng đến thực thi của Propzy tổ chức cũng là một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp điển hình.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm