Founder khởi nghiệp 20 năm: Hiệu quả luôn đi kèm cùng chi phí

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 7-06-2021, 12:33 | Thị trường 24h

Đang có rất nhiều các startup trong quá trình khởi nghiệp “ôm mộng” rằng họ có thể xây dựng được sản phẩm khả dụng với chi phí thấp, hiệu quả cao. Theo kinh nghiệm 20 năm khởi nghiệp ông Nguyễn Trùng Khánh – Founder Gannha.com khẳng định: “Không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao”.


Ông Nguyễn Trùng Khánh – Founder Gannha.com cho biết trong khởi nghiệp “không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao”

Trong buổi chia sẻ tại chương trình Hỏi thật – Đáp thật của FM 88.7 MHz VOH – Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Propzy Launch đồng tổ chức và livestream tại Fanpage Propzy lúc 12 giờ 30 phút ngày 1/6/2021. Ông Nguyễn Trùng Khánh – Founder Gannha.com tham gia với vai trò khách mời.


Ông Nguyễn Trùng Khánh – Founder Gannha.com tham gia với vai trò khách mời

“Không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao”

Ông cho biết trong khởi nghiệp “không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao khi xây dựng một sản phẩm khả dụng”. Trường hợp này chỉ xảy ra khi khả năng mở rộng thị trường rất lớn. Trong hành trình khởi nghiệp, để xây dựng và định giá sản phẩm cần tiếp cận được một phân khúc thị t, quy mô thị trường và am hiểu thị trường thật sự. Nhưng để hiểu được thị trường cần một quá trình trau dồi, đúc kết để xây dựng và định giá cho sản phẩm. 

Xây dựng sản phẩm khả dụng với chi phí thấp và hiệu quả cao nhằm tạo tính cạnh tranh bằng giá cho sản phẩm trên thị trường. Nhưng trong khởi nghiệp, để cạnh tranh bằng giá thành sản phẩm thì chắc chắn không thể tồn tại . Vậy phải cạnh tranh bằng gì? 

Trong trường hợp sản phẩm đủ sức sáng tạo vừa phải thì có thể duy trì được 1 đến 2 năm đầu. Doanh thu dù thấp hơn tiền đầu tư, nhưng ít nhất vẫn phải có doanh thu. Tiếp đến sẽ phải điều chỉnh dần từ kết quả thực tiễn của lần xây dựng và định giá sản phẩm trước đó. Trong quá trình sửa đổi, cải thiện dần để xây dựng và định giá sản phẩm sẽ xuất hiện vấn đề thêm nhiều vấn đề phát sinh. Thường gặp nhất trong quá trình khởi nghiệp là vấn đề tài chính của startup sẽ làm ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm. Để giải quyết được vấn đề này startup cần xem xét việc sử dụng đúng nguồn vốn, đây là điều các startup ở giai đoạn đầu đều không làm được.

Vậy suy ra, startup cần bán sản phẩm đúng với nhu cầu thị trường và dựa trên giá bán thị trường, lưu ý dù trong thời điểm nào cũng nhất định phải có doanh thu. 

Từ ý tưởng đến thực thi

Quá trình khởi nghiệp có nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quá trình tạo ra sản phẩm. Các nhà Founder thường rất chủ quan ngay từ những ngày đầu và bỏ qua những lời khuyên, mô hình hay nguyên tắc trong khởi nghiệp. Đây cũng là sự thú vị ở khởi nghiệp tuy nhiên ở từng giai đoạn phát triển của ý tưởng thì bắt buộc phải bước qua những quá trình cơ bản. Phải tuân thủ cơ bản, sau đó mới tính đến việc thay đổi, đột phá.

Ông Khánh chia sẻ: “Điều đầu tiên, người tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, các Founder phải suy nghĩ, xem xét kỹ. Một sản phẩm phù hợp trên thị trường thường không có định nghĩa. Chúng ta phải trải qua các giai đoạn, thường là cung cấp sản phẩm thị trường cần. Nhưng nếu ai cũng trả lời được điều này thì sự cạnh tranh xảy ra rất cao.”.

Ông cũng nêu ra ví dụ cụ thể cho trường hợp này: “Startup muốn cho việc kết nối của người mua với người bán nhanh nhất, thì phải trải qua quá trình trả lời được câu hỏi ai mua, ai bán. Qua quá trình này chúng ta sẽ nhận thấy được sự giống nhau, tương đồng giữa các startup.

Từ đó ta thấy được,  giai đoạn đầu tiên là nhận diện ra nhu cầu”, ông Khánh nói.

Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn thực thi, tạo ra sản phẩm. Sau bước thực thi sản phẩm sẽ là bước “làm sao để thị trường chấp nhận sản phẩm mình làm ra?” Đây là bước đưa sản phẩm ra thị trường. Ở bước này startup sẽ điên cuồng lao vào vòng xoay đi tìm khách hàng.

Thực trạng hiện tại 3 bước trên sẽ làm mất rất nhiều thời gian của Founder cũng như đội ngũ nhân sự. Nhưng ông Khánh cho biết: “Quá trình khởi nghiệp mỗi startup sẽ có một bài học riêng, nhưng đây là 3 bước cơ bản startup sẽ phải trải qua trong hành trình khởi nghiệp”.

Trau dồi hành trang trước khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp tinh gọn gần như chỉ dành cho những người đã có kinh nghiệm. Các bạn trẻ ngay từ những bước đầu đã khởi nghiệp tinh gọn thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Vậy các bạn sẽ cần làm gì để chuẩn bị hành trang trước khi khởi nghiệp?

Các bạn trẻ ở giai đoạn đầu lập nghiệp nên về làm tại các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn, hãy học mô hình phù hợp với năng lực và đam mê của mình. Sau đó, tự tạo ra sản phẩm vừa phải. Đối với những doanh nghiệp lớn cần có những vấn đề chuẩn mực trong việc thấu hiểu thị trường, tìm ra ý tưởng, tạo ra sản phẩm mẫu và cho chạy thị trường trước. Đối với những nhóm khởi nghiệp lớn có nguồn lực sẽ an toàn hơn đối với những bước khởi nghiệp đột phá, sáng tạo.

Propzy Launch – Từ ý tưởng đến thực thi 


Theo ông Khánh, hiện đang có rất nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thiết thực dành cho startup. Propzy Launch – Từ ý tưởng đến thực thi là một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp điển hình, thiết thực mà các startup nên tham gia.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm