3 ngành nghề nào đang dẫn đầu xu hướng cho startup mùa Covid?

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 21-06-2021, 10:10 | Thị trường 24h

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng hầu hết đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam cũng không tránh khỏi. Nhưng cũng có những startup đã nắm bắt được “thời thế”, tạo nên xu hướng và phát triển vượt bậc trong mùa Covid.


Trong buổi chia sẻ tại chương trình Hỏi thật – Đáp thật của FM 88.7 MHz VOH – Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Propzy Launch đồng tổ chức và livestream tại Fanpage Propzy lúc 12 giờ 30 phút ngày 15/6/2021. Chương trình với chủ đề “Startup 101: Xu thế startup”. Ông Nguyễn Minh Phúc – Quản lý Cấp cao Qũy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VIISA tham gia với vai trò khách mời để chia sẻ về xu hướng startup mùa Covid.


Ông Nguyễn Minh Phúc – Quản lý Cấp cao Qũy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VIISA tham gia với vai trò khách mời

Ông Nguyễn Minh Phúc hiện đang là Quản lý Cấp cao Qũy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VIISA. Ông Phúc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp và tài chính ngân hàng doanh nghiệp. Ông từng giữ vị trí Giám đốc chương trình Tăng tốc khởi nghiệp của Startup Vietnam Foundation (SVF), tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp phi lợi nhuận đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, ông Phúc cũng là cố vấn cho nhiều dự án khởi nghiệp. Ông đã góp phần vào thành công của nhiều startup thuộc VIISA, SVF và các startup chiến thắng các cuộc thi khởi nghiệp tại Việt Nam. Trước đó, anh Phúc đã làm việc tại các tổ chức tài chính lớn và có uy tín (HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, ACB).

Từ kinh nghiệm nhiều năm hoạt động và giữ vị trí chủ chốt trong lĩnh vực khởi nghiệp ông Nguyễn Minh Phúc đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về xu hướng startup trong mùa Covid năm 2021.

3 ngành nghề tạo xu hướng mùa Covid

Theo ông Nguyễn Minh Phúc, dịch bệnh Covid đã mang đến sự bất ngờ từ năm 2020 cho đất nước cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam rất nhiều startup phản ứng rất kịp thời, tối ưu hóa để đối mặt với đại dịch. Trong thời gian dịch bệnh Covid ngày càng diễn biến phức tạp năm 2021, hệ sinh thái Việt Nam có những điểm dừng rất ngắn. Đây là tín hiệu tích cực đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. 

Ở Việt Nam trước đại dịch startup phát triển rất nhiều và hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên khi đại dịch xảy ra chúng ta thấy nó giống như một phép thử mà những công ty startup chọn đường lựa con đường đi đúng đắn, giải quyết những vấn đề thiết thực thì sẽ trở thành “điểm sáng” trong hệ sinh thái khởi nghiệp. 

“Chúng ta có thể nói đến 3 nhóm ngành nghề đã tạo nên xu hướng cho startup trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Điển hình nhất là: nhóm ngành nghề về tài chính, công nghệ tài chính, thứ hai là công nghệ giáo dục và thứ 3 là công nghệ về ý tế chăm sóc sức khỏe. Đây là 3 nhóm ngành nghề có sự chuyển mình, đáp ứng, thích ứng với đại dịch khá tốt, đã tạo nên xu thế cho startup mùa Covid”, ông Phúc nói.

Startup ở Việt Nam thiếu yếu tố gì để tạo đột phá

Các yếu tố các startup tại Việt nam đang phát triển, tuy nhiên vẫn chưa phát triển vượt bậc là do thiếu 2 yếu tố quan trọng. Hiện trạng của hạ tầng xã hội Việt Nam đang là bức tranh rất lớn mà startup phải chấp nhận và tìm được cách “khôn ngoan” để phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ các công ty startup, có 2 yếu tố quan trọng để startup tạo nên đột phá. 

Yếu tố đầu tiên là sự bổ trợ về tri thức và kết nối. Tri thức và kết nối có nghĩa là startup được kết nối để tiếp cận thông tin về khởi nghiệp. Ví dụ như hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ngoài, các nhà sáng lập (Founder) họ được trang bị từ rất sớm những kiến thức liên quan đến khởi nghiệp nói riêng và kiến thức để làm kinh doanh nói chung. Điều đó khiến cho ít bỡ ngỡ khi làm kinh doanh hơn. Đây là một điều mà hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam phải nhìn nhận. Ở Việt Nam những thời gian gần đây các chương trình, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp bắt đầu quan tâm hơn đến việc trang bị kiến thức cho các Founder, các nhà khởi nghiệp.

Thứ 2 là yếu tố tiếp cận sự hỗ trợ. Hỗ trợ ở đây là những chương trình hỗ trợ startup tiếp cận về nguồn vốn, tiếp cận về chính sách, về hành lang pháp lý để cho startup biết họ phải làm gì, phải đi đâu và sẽ làm như thế nào. Đây là 2 yếu tố khiến cho khởi nghiệp tại Việt Nam cần cải thiện để có thể phát triển vượt bậc hơn.

Startup nước ngoài về Việt Nam, cơ hội hay thách thức?

Việc các công ty khởi nghiệp tại Việt nam có người nước ngoài trở về là một tín hiệu rất tích cực bởi vì khi họ ở các nước đang phát triển, trở về Việt Nam khởi nghiệp cho thấy thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Những người ở nước ngoài trở về thì họ được tiếp cận với nguồn tri thức tiên tiến hơn, nhiều kiến thức hiện đại hơn và họ đang đổ “chất xám” về Việt Nam để xây dựng VN ngày các phát triển hơn. 

Cơ hội lớn nhất startup nhận được chính là họ sẽ được cọ xát với những con người gần với thị trường thế giới nhất. Thay vì startup phải phát triển kinh doanh, sang nước khác để học hỏi thì ở đây những con người Việt Nam đã làm kinh doanh ở nước ngoài, quay về đây là cơ hội học hỏi, cọ xát không gì quý giá hơn cho startup.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm