Định nghĩa đất CLN là gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở mới nhất

| 11-03-2022, 14:36 | Góc nhìn chuyên gia

Định nghĩa đất CLN là gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở mới nhất
Đất CLN trồng cây lâu năm

Trong bộ luật đất đai 2013, đất ở Việt Nam được chia thành 3 loại. Đó là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi một loại đất sẽ được phân chia ra với những thuật ngữ khác nhau. Trong đó có đất CLN. Vậy đất CLN là gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở ra sao? Cùng Mogi tìm hiểu ngay!

Tổng quan về phân loại các loại đất tại Việt Nam

Căn cứ vào mục đích sử dụng của đất, Việt Nam có những loại đất sau:

Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng với mục đích trồng trọt, chăn nuôi. Loại đất này không được sử dụng để xây dựng nhà ở nếu chưa được phép chuyển nhượng. Hiện tại đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất để trồng cây lâu năm
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất làm muối
  • Đất nuôi trồng thuỷ sản

Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là đất không dùng cho mục đích nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi. Loại đất này sẽ được dùng để xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu,… Cụ thể, đất phi nông nghiệp gồm:

  • Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, đại sứ quán
  • Đất cho danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp như nhà máy, khu chế tác, khu công nghiệp
  • Đất cho mục đích quốc phòng, an ninh
  • Đất dành cho cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
  • Đất sông ngòi, mặt nước

Nhóm đất chưa sử dụng

Đây là nhóm đất chưa được dùng cho một mục đích nào cả. Hiểu đơn giản đây là đất trống. Loại đất này sẽ được dùng cho những mục đích và phân loại sau này.

Những loại đất tại Việt Nam

CLN là đất gì?

Đất CLN hay còn được gọi là đất trồng cây lâu năm. Đây là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp kể trên. Tuy nhiên để được xếp vào đất trồng cây lâu năm, người dùng phải sử dụng đất để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. Trong đó điển hình là các dòng cây ăn quả như: mít, bưởi, nhãn, xoài,…Như vậy đến đây, bạn đọc đã biết đất CLN là gì. 

Tham khảo thêm: Sổ đỏ và 5 quy định mới áp dụng từ 8/2/2021

Đất dùng để trồng cây lâu năm

Đặc điểm và mục đích sử dụng của đất CLN

Đặc điểm

Mỗi một loại đất sẽ có đặc điểm riêng, và đất CLN cũng không ngoại lệ. Sau đây là 1 số đặc điểm của đất CLN

  • Đầu tiên, đất CLN là đất dành cho nông nghiệp
  • Đất được Nhà Nước giao cho nhiều nhóm quản lý như: doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,…
  • Đất có thời hạn sử dụng
  • Đất được phép chuyển đổi, chuyển nhượng theo đúng quy định của Pháp Luật
  • Đất mang đến nhiều lợi ích như: phát triển nông nghiệp, tạo dựng không gian xanh
Đất trồng cây ăn quả

Mục đích sử dụng đất CLN 

Tuỳ vào điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng mà đất CLN sẽ khác nhau. Hiện nay, mỗi một vùng miền của Việt Nam sẽ sử dụng đất CLN vào các mục đích cụ thể để cho ra năng suất tốt nhất. Chẳng hạn như:

Đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm

Những loại cây như: cà phê, ca cao, cao su,… Các loại cây trồng này sẽ phù hợp với đất cằn, khí hậu nóng như khu vực Tây Nguyên. Thông thường, các loại cây công nghiệp này sẽ phục vụ cho chế biến, sản xuất, xuất khẩu.

Đất để dùng để trồng cây ăn quả lâu năm

Đất sẽ được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như: nhãn, xoài, bưởi, mít,… Các loại quả này thường được thu hoạch theo mùa vụ và chế biến tươi. Hầu hết, các tỉnh thành tại Việt Nam đều có thể dùng đất CLN để trồng cây ăn quả lâu năm.

Đất để trồng dược liệu

Ngoài những mục đích kể trên, đất CLN còn được dùng để trồng cây dược liệu. Đây là các loại cây khá kén đất, kén khí hậu và thổ nhưỡng. Chẳng hạn như: hồi, quế, sâm,… Các loại cây này sẽ được dùng trong đông y, thuốc cổ truyền,…

Đất để trồng các loại cây lâu năm khác

Đất dùng để trồng cây lâu năm khác đó là những loại cây dùng cho mục đích lấy gỗ. Chẳng hạn như: xoan, sồi, óc chó, gụ,… Đây là những loại cây yêu cầu thời gian trồng lâu dài.

Tham khảo thêm: Những điều về quyền sử dụng đất ai cũng nên biết

Đất trồng cây lấy gỗ

Phân biệt đất CLN và đất HNK

Đất CLN và đất HNK đều là những thuật ngữ không được dùng nhiều trong đời sống hằng ngày. Vì thế, nếu không phải là người có chuyên môn, am hiểu kiến thức thì có lẽ sẽ khó để phân biệt được 2 loại đất này. Cụ thể:

Điểm giống nhau

Đất CLN và đất HNK đều là các loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Có thể hiểu đơn giản rằng, đất CLN và đất HNK đều được dùng để trồng cây, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đất sẽ không được dùng cho các mục đích khác như: xây dựng nhà ở, xây dựng khu chế xuất, nhà máy,…. nếu chưa được cho phép. 

Điểm khác nhau

Trên đây, bạn đọc đã hiểu được đất CLN là gì. Vậy đất HNK là gì? Nếu như đất CLN được phép chăn nuôi thì đất HNK lại không được phép thực hiện điều đó.  Bên cạnh đó đất CLN sẽ được dùng cho việc trồng trọt cây lâu năm (trên 1 năm) nhưng đất HNK chỉ được dùng để trống các loại cây mùa vụ. Các loại cây mùa vụ phổ biến như: lúa, khoai, lạc, ngô,… Các loại cây nông nghiệp này có thời gian thu hoạch nhanh, chỉ khoảng 4-5 tháng. 

Đất dùng để trồng hoa màu

Đất CLN có được dùng để xây nhà hay không?

Theo Luật, đất nông nghiệp sẽ không được sử dụng để xây dựng nhà ở. Và đất CLN là một trong những loại đất ở nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng nhà ở, người sở hữu cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng mục đích sử dụng đất. Khi ấy, đất CLN sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở. 

Mặc dù vậy, có khá nhiều hồ sơ hiện nay không được đồng ý việc xin phép chuyển đổi như thế này. Bởi lẽ, còn tuỳ vào điều kiện đất, thổ nhưỡng, khí hậu, vùng miền,… mà việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sẽ được duyệt hoặc không. Vì thế, hãy thật cân nhắc trước khi thực hiện điều này. 

Đất CLN chỉ được phép xây nhà ở khi hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng

Hướng dẫn làm thủ tục chuyển từ đất CLN sang đất ở?

Điều kiện được phép chuyển đổi từ đất CLN sang đất ở

  • Đất phải phù hợp với quy hoạch và quyền sử dụng đất hoặc kế hoạch phát triển chung của đô thị, nông thôn, vùng miền.
  • Đất đáp ứng được diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở tại địa phương đó
  • Thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính chuyển nhượng đất theo quy định

Thủ tục chuyển nhượng đất CLN sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ là những giấy tờ cần thiết cho bước đầu chuyển nhượng. Một hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký biến động của đất đai (đơn được làm theo mẫu sẵn có)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ
  • Chứng minh nhân dân photo có công chứng của chủ sở hữu

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi hoàn thành xong các loại giấy tờ hợp lệ, bước tiếp theo bạn cần làm đó là nộp hồ sơ. Hồ sơ sẽ được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai của huyện. Sau đó, nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm định và xác minh tính xác thực của lô đất. 

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận mục đích sử dụng đất vào đơn đăng ký trước đó. Sau đó tiến hành chỉnh sửa, cập nhật những biến động vào hồ sơ địa chính của huyện.  Và trong vòng 15 ngày, sau khi nộp hồ sơ, văn phòng đăng ký đất sẽ có nhiệm vụ trả lại sổ đỏ đã được điều chỉnh cho chủ sở hữu. 

Đây là 2 bước để tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng của đất CLN. Chỉ cần tiến hành thực hiện như trên, bạn đã có thể được duyệt phương án chuyển đổi này. Để không mất thời gian, hãy dựa vào điều kiện được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phân tích. Sau đó tiền hành làm hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để quá trình làm thủ tục diễn ra tốt nhất. 

Mẫu đơn chuyển đổi mục đích sử dụng đất

 

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết của Mogi về đất CLN là gì? Ngoài khái niệm, bạn đọc còn được hiểu thêm về đặc điểm, vai trò cũng như thủ tục chuyển nhượng đất. Hy vọng những thông tin trên đã góp phần giúp bạn nắm rõ hơn về thuật ngữ này. Đừng quên truy cập Mogi mỗi ngày để tham khảo thêm các thông tin hữu ích về luật nhà đất và các thông tin bất động sản khác. 

Xem thêm: 

  • Sổ đỏ là gì? Những thông tin về sổ đỏ nhất định bạn phải biết
  • Đất phi nông nghiệp là gì? Các loại đất phi nông nghiệp hiện có
Từ khoá : Cho người mua
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm