Tranh chấp đất đai là gì? Xử lý như thế nào?

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 24-12-2020, 04:36 | Kiến thức

Đất đai là một trong những tài sản có giá trị và đang có đà tăng lên nhanh chóng. Kéo theo đó là sự nhân lên cả về số lượng và tính chất những cuộc tranh chấp đất đai không hồi kết. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Nguyên nhân do đâu và cách giải quyết ra sao để đảm bảo quyền lợi của các bên theo đúng pháp luật. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Blog Mua Nhà để hiểu hơn nhé!

I. Tranh chấp đất đai là gì? 

Tranh chấp đất đai là gì? Xử lý như thế nào?

Tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai

Theo quy định của Hiến pháp 2013, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất về quản lý. 

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Sự nghiêm trọng, phức tạp của các vụ tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại bằng việc giải hòa mà có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí mang tính chính trị, ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội. 

Trong thực tế, tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền sử dụng, quản lý xung quanh một khu đất. Tại đó, mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể tự giải quyết tranh chấp mà phải yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân xử. 

II. Nguyên nhân tranh chấp đất đai là gì?

1. Nguyên nhân chủ khách quan

Giá đất tăng khiến các cuộc tranh chấp tăng theo

Dưới góc độ lịch sử, đất đai sau khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi về cơ chế phần nào khiến đất đai ngày càng giá trị.
Về góc độ kinh tế, đất đai được coi là tài sản trao đổi theo quy luật cung cấp. Lẽ dĩ nhiên, số lượng người tăng lên, đất đai vẫn không đổi sẽ khiến giá đất cũng tăng. 

Giá đất cao tác động trực tiếp đến tâm lý của con người dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay. 

2. Nguyên nhân khách quan

– Cơ chế quản lý đất đai còn buông lỏng, nhiều sơ hở, thường mắc sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai pháp luật. 

– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tranh chấp còn hữu khuynh, giáo điều, mất cảnh giác. Nhiều nơi cán bộ lúng túng, nương nhẹ trong xử lý tranh chấp đất đai. 

– Đường lối, chính sách và pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng dẫn. 

– Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật chưa được coi trọng. Nhiều văn bản, vốn hiểu biết chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân dẫn đến sự thiếu hiểu biết. 

Xem thêm:


Tiền sử dụng đất là gì?
Hệ số sử dụng đất là gì, có quan trọng không?

III. Cách giải quyết tranh chấp đất đai

Có những phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau

1. Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở 

Giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải là hướng giải quyết được ưu tiên nhất trong mọi vụ tranh chấp đất đai. 

Theo đó, Nhà nước khuyến khích hòa giải tranh chấp thông qua hòa giải tại địa phương. Trường hợp thành công, tranh chấp kết thúc. Ngược lại, nếu không thành công tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau. 

2. Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai giải quyết 

Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND xã nhưng bất thành, các bên tranh chấp đất đai có thể đề nghị lên UBND cấp huyện/tỉnh để được giải quyết. 

Hồ sơ yêu cầu tranh chấp đất đai nộp tại UBND cấp huyện gồm: 


Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
Biên kê bản hòa giải, kết quả hòa giải tại UBND xã
Thông tin đầy đủ về thửa đất tranh chấp 

Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết hợp lệ. 

3. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là phương pháp mang tính chất nghiêm trọng gây tốn kém cả về thời gian, tiền bạc

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là phương pháp giải quyết mang tính chất nghiêm trọng nhất. Đây cũng được đánh giá là giải pháp gây tốn kém cả về tiền của lẫn thời gian của các bên. Bởi vậy, cần hạn chế và chỉ lựa chọn khi không thể giải quyết bằng hòa giải và đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết. 

Theo Khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những trường hợp sau đây được phép khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền:


Tranh chấp đất đai mà người khởi kiện có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. 
Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng…
Tranh chấp đất đai mà người khởi kiện không có sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. 

Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ này thụ lý vụ án. Thời hạn có thể tăng thêm 2 tháng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do những trở ngại khách quan. 

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án nhân dân phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng và thời hạn được phép tăng lên thành 2 tháng. 

Qua bài viết trên đây chúng ta có thể hiểu tranh chấp đất đai là gì, nguyên nhân và các cách giải quyết phổ biến hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ của Blog Mua Nhà bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích từ đó đảm bảo quyền lợi của mình. 

Nếu bạn thấy những chia sẻ của Blog Nhà Nhà hữu ích đường quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm