Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao

| 22-12-2023, 13:43 | Thị trường 24h

Ngày 5/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức hội thảo "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Kể từ năm 1987 đến năm 2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn FDI, trong số đó có tới 274 tỷ USD đã được giải ngân và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, tương đương với 62,5% tổng số vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Việt Nam chiến khoảng 7-10% tổng vốn FDI vào ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2021, xếp vị trí thứ ba tại khu vực.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức hội thảo "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".


Khu vực FDI đã trở thành đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm lớn hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, và cán cân thương mại hàng óa của khối doanh nghiệp FDI có thặng dư lớn.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR cho rằng, doanh nghiệp FDI là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và đóng góp chung tăng trưởng của nền kinh tế. Góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và cạnh tranh hơn. Đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Chuyển giao và phát triển công nghệ, tham gia và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá tại Việt Nam. Tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Góp phần tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh...

Tuy nhiên, theo ông Việt, thực tế, nguồn vốn FDI dồi dào đã cho Việt Nam một hình ảnh mới trên bản đồ thương mại nhưng chưa thể kéo nền kinh tế lên nấc thang giá trị cao hơn.

Mặc dù doanh nghiệp FDI đóng góp lớn nhưng chúng ta vẫn chủ yếu ở xuất khẩu. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động với giá trị gia thấp. Nhập khẩu đầu vào để gia công, lắp ráp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, lan tỏa công nghệ yếu.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Quốc Việt cũng cho rằng, Việt Nam rất tích cực và hưởng lợi từ việc hội nhập sâu rộng vào thế giới. Những thay đổi về chính sách, thể chế quốc tế ảnh hưởng tới khẩu vị đầu tư, chiến lược của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Theo Phó viện trưởng VEPR, Quốc hội vừa thông qua thuế TNDN bổ sung thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Vì vậy, trong tương lai nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều này. Và điều này cũng tạo nên thách thức đối với Việt Nam.

Cụ thể, khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi khung thuế ưu đãi thay đổi. Cùng với đó, các quốc gia trong đó có Việt nam sẽ phải chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế và các ưu đãi dạng thuế với các nước trong khu vực.

Các động lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ giá trị gia tăng, năng lượng tái tạo hướng tới kinh tế xanh, kinh tế số sẽ gặp không ít thách thức.

Tuy nhiên, theo ông Việt đây cũng là cơ hội cho Việt Nam. Vừa qua, một số địa phương đã có sự thay đổi, 1 số tập đoàn cân nhắc đầu tư vào Việt Nam.

"Liệu Việt Nam có thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao hơn và hướng tới việc chúng ta có tham gia liên kết sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không với những lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh?", TS Việt đặt câu hỏi.


An Nhiên
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm