Chủ tịch tập đoàn BDS nổi tiếng vì nợ 300 tỷ USD bất ngờ tuyên bố sẽ bàn giao 39.000 căn hộ trong 5 ngày cuối năm 2021

| 28-12-2021, 10:32 | Thị trường 24h

Evergrande là Tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 tại Trung Quốc. Tập đoàn này nổi tiếng khi có khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Tuy nhiên, mới đây, vị chủ tịch của Tập đoàn này đã phát biểu sẽ bàn giao 39.000 căn hộ trong 5 ngày cuối cùng của năm. Thay vì “chúa nợ” thì từ nay hãy gọi Evergrande là “vua tốc độ”.

Evergrande là gì?

Evergrande được biết đến là một Tập đoàn Bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc. Tập đoàn này là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính về doanh thu.

Được biết, vào năm 1996, ông Hứa Gia Ấn đã sáng lập nên Evergrande (tiền thân là Hengda Group) tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau đó, nhà sáng lập này đã quyết định mở rộng sang thị trường bất động sản bằng nguồn vốn vay. Đến nay, Tập đoàn Evergrande đã sở hữu hơn 1.300 dự án tại 280 thành phố.

Bên cạnh hoạt động về bất động sản, Tập đoàn này còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như xe điện, Internet, truyền thông, công viên giải trí, thực phẩm,. giải khát và bóng đá. Vào năm 2020, Tập đoàn Evergrande đã báo cáo mức lợi nhuận thu được là 30,1 tỷ NDT (4,7 tyy USD). Mức lợi nhuận này được đánh giá thấp hơn so với năm trước.

Chủ tịch tập đoàn BDS nổi tiếng vì nợ 300 tỷ USD bất ngờ tuyên bố sẽ bàn giao 39.000 căn hộ trong 5 ngày cuối năm 2021
Evergrande là Tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 tại Trung Quốc

Evergrande tuyên bố sẽ giao 39.000 căn hộ ngay trong tháng 12

Theo tờ Bloomberg dẫn lại tuyên bố của Evergrande thì chủ tịch Hứa Gia Ấn đã phát biểu trong cuộc họp vào tối chủ nhật rằng: “Công ty sẽ phải chạy nước rút để đạt mục tiêu giao 39.000 căn hộ ngay trong tháng 12”.

Theo như lời ông Hứa thì hơn 80% đối tác trang trí, nhà cung cấp lâu năm đã nối lại hợp tác với Tập đoàn Evergrande. Bên cạnh đó, Evergrande cũng đã ký 6.869 hợp đồng với các nhà cung cấp vật liệu.

Chủ tịch Hứa Gia Ấn cũng nhấn mạnh trong cuộc họp này rằng: “Không ai ở Evergrande được phép nằm im”. Vì thế, tập đoàn dã thúc giục nhân viên chiến đấu ngày đêm để có thể tiếp tục bán hàng và trả nợ. Ông Hứa cũng cho biết việc tiếp tục hoạt động 100% công suất xây dựng, tập đoàn có kế hoạch giao 115 dự án vào tháng 12. Với năm ngày còn lại trong tháng này, Evergrande sẽ phải nỗ lực hết sức để đảm bảo đạt được mục tiêu giao 39.000 căn hộ trong tháng này.

Thời gian qua tập đoàn này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng

Tuy nhiên, thời gian qua tập đoàn này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ nợ quá hạn.

Cụ thể, hồi đầu tháng 12/2021, Tập đoàn này lần đầu tiên bị gán mác vỡ nợ. Đây chính là cột mốc lớn nhất trong bê bối tài chính kéo dài trong nhiều tháng qua. Điều này đã mở đường cho cuộc tái cơ cấu lớn đối với công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất trên thế giới.

Fitch Ratings đã hạ đánh giá Evergrande xuống “vỡ nợ hạn chế”

Cụ thể, Evergrande đã bị Fitch Ratings hạ đánh giá xuống vỡ nợ hạn chế do không kịp thanh toán khoản trái phiếu sau khi thời gian gia hạn đã hết. Phía công ty đánh giá tín dụng cho biết Tập đoàn này đã không phản hồi yêu cầu xác nhận về thanh toán kể trên và giả định rằng khoản thanh toán đó sẽ không thực hiện được. Việc hạ xếp hạng này có thể sẽ gây ra các vụ vỡ nợ chéo đối với khoản nợ 19,2 tỷ USD của Tập đoàn Evergrande.

Việc này đánh dấu sự kết thúc của đế chế bất động sản lớn bắt đầu từ 25 năm trước bởi người sáng lập. Theo đó sẽ mở ra một cuộc chiến kéo dài xem chủ nợ nào sẽ được trả tiền trước từ những gì còn sót lại. Sự việc này cũng đặt ra thách thức đối với chính phú Trung Quốc nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản.

Tập đoàn Evergrande gánh khoản nợ khổng lồ cho biết trong hồ sơ trao đổi ngắn vào ngày 3/12 thì họ đã có kế hoạch tích cực trao đổi với các chủ nợ nước ngoài về kế hoạch tái cơ cấu.

Ông Hứa Gia ấn đang có kế hoạch đưa cả trái phiếu phát hành trên thị trường nước ngoài

Theo giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital ở Hồng Kông: “Việc hạ xếp hạng này có thể không có tác động công khai hoặc ngay lập tức nhưng có thể làm gia tăng áp lực lên tập đoàn cùng các cơ quan quản lý để nhanh chóng tiết lộ các đề xuất tái cơ cấu ban đầu”.

Vì sao Tập đoàn Evergrande đổ nợ?

Theo đánh giá của một chuyên gia tài chính, việc Tập đoàn này tích lũy khối nợ hơn 300 tỷ USD đến từ 2 nguyên nhân chính:

Đầu tiên là xuất phát từ việc vay quá đà của Evergrande để thực hiện các dự án bất động sản.

Thứ hai là hoạt động đa ngành nhưng thiếu tập trung. Theo đó, khi vừa sở hữu ngân hàng, đội bóng đá, công ty xe điện, thực phẩm,… thì Evergrande đều có mặt. Trong đó, các khoản vay chính là nguồn tài chính để giúp Tập đoàn mở rộng các lĩnh vực này.

Lý do đổ nợ là xuất phát từ việc vay quá đà của Evergrande

Từ khi đại dịch bùng phát, thị trường bất động sản tại Trung Quốc đã bị chậm lại. Nhu cầu chưa thể phục hồi ngay cũng khiến cho Evergrande bị chậm theo. Cũng từ đây công ty mất dần đi khả năng trả các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, chính quyền đất nước này còn yêu cầu các ngân hàng hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản để nhằm gia tăng được trách nhiệm đối với các công ty đang có nợ vay.

Có thể nói, đây chính là một cú đánh vào cách thức kinh doanh của Evergrande với các dự án trải đều khắp Trung Quốc vẫn chưa được hoàn thiện. Chính việc không thể tiếp tục vay đã gây ra một thảm họa lớn. Thậm chí, khi nhận thấy tình hình khó khăn nhiều nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu trong một năm qua.

Khoản nợ của Evergrande lớn đến mức nào?

Những rắc rối liên quan đến tài chính của Evergrande và ông Hứa Gia Ấn có khả năng sẽ còn lan rộng hơn nữa. Với khoản nợ 1,95 nghìn tỷ NDT (305 tỷ USD) nghĩa vụ nợ trong đó có trái phiếu USD thì Evergrande chính là công ty BĐS nặng nợ nhất thế giới.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng là một trong những đơn vị vay nợ có tầm quan trọng lớn nhất đối với hệ thống ở Trung Quốc.

Khoản nợ của Evergrande lên đến 1,95 nghìn tỷ NDT (305 tỷ USD)

Theo đó, Evergrande đang đứng trước cột mốc quan trọng là phải trả 83 triệu USD tiền lãi trái phiếu vào ngày 23/9. Theo Refinitiv Eikon – nhà cung cấp dữ liệu thị trường thì đâu là lãi cho khoản trái phiếu bằng đồng USD trong kỳ hạn 5 năm của Tập đoàn này.

Nó có quy mô phát hành ban đầu là khoảng 2 tỷ USD dù trên thực tế nó đã giảm rất mạnh. Cú sập trái phiếu đã khiến cho khoản nợ của Evergrande tăng vọt lên 560% so với mức 10% ở thời điểm đầu năm nay. Theo đó, khoản trái phiếu này sẽ tiến hành đáo hạn vào tháng 3/2022.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm