Chuyện nhà đầu tư “ôm hàng” mỗi đợt quy hoạch: Chiêu cũ rích nhưng lần nào cũng lãi tiền tỷ

| 27-12-2021, 18:00 | Thị trường 24h

Cứ ở đâu có thông tin quy hoạch đường, cầu hay dự án là các nhà đầu tư xuất hiện “ôm hàng”. Sau đó, họ chỉ cần đợi giá bất động sản tăng lên là có thể thu lãi tiền tỷ. 

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng vọt

So với năm 2019 – thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu và mức độ quan tâm bất động sản tăng cao hơn hẳn. Đa phần các quý trong năm 2021, cả người dân và nhà đầu tư đều chú trọng vào bất động sản. 

Mỗi khu vực, nhu cầu tìm kiếm bất động sản cũng khác nhau. Theo đó, Hà Nội chiếm tới 40% lượng người tìm kiếm. Theo sau là TP.HCM với 29%. Trước đây, khu vực miền Nam nhận được sự quan tâm lớn. Từ 2020 đến nay, bất động sản đã có sự chuyển dịch lớn. Cụ thể, dòng tiền đầu tư có dấu hiệu chuyển dịch từ miền Nam ra miền Bắc. 

Chuyện nhà đầu tư “ôm hàng” mỗi đợt quy hoạch: Chiêu cũ rích nhưng lần nào cũng lãi tiền tỷ
Mỗi khu vực, nhu cầu tìm kiếm bất động sản cũng khác nhau

Ngoài ra, mức độ tìm kiếm cũng “phân bổ” theo loại hình bất động sản. Theo dữ liệu của batdongsan.com, năm 2021 loại hình được tìm kiếm nhiều nhất là chung cư (chiếm 25%). Theo sau là đất khi chiếm tới 25%. Loại hình căn hộ chung cư có xu hướng nguồn cung giảm dần. Số lượng dự án mới đăng tin rao bán cũng giảm. 

Tuy nhiên, do nhu cầu lớn nên dòng tiền vào thị trường bất động sản vẫn rất dồi dào. Sức bật tại các khu cũng rất mạnh, chỉ chờ dịch bệnh được kiểm soát là “bung xõa”. Hễ cứ đâu có thông tin quy hoạch đường, cầu hay dự án là ở đó xuất hiện loạt nhà đầu tư. Họ xuất hiện “ôm hàng”. Những người này tìm kiếm thông tin nhanh chóng mặt, khảo sát thị trường sớm. Sau đó, họ xuống tiền dứt khoát, ngồi đợi sóng bất động sản lên là có thể thu lãi tiền tỷ. 

“Dựa hơi” quy hoạch, nhiều nhà đầu tư hốt tiền tỷ

Với 5 năm trong nghề, nhóm đầu tư của anh Vinh cùng các cộng sự tại Hà Nội chưa từng thất bại. Vẫn là kịch bản, chiêu thức cũ rích được xài đi xài lại. Chiêu thức tìm kiếm thông tin cũng như săn đất như xưa. Tuy nhiên, theo thời gian, nhóm càng có kinh nghiệm, cách chọn hàng, bán hàng của nhóm ngày càng cao. 

Nhóm buôn đất chủ yếu dựa vào thông tin quy hoạch, dự án. Cứ ở đâu có thông tin quy hoạch hay dự án tốt, nhóm sẽ nhanh chóng xuất hiện. Nhóm đầu tư “ôm hàng”, đợi giá lên cao sẽ bán để thu lãi. Bằng cách này, nhóm chưa bao giờ thất bại dù chinh chiến qua nhiều thương vụ từ Bắc vào Nam. 

Anh Vinh kể lại, năm 2017, nhóm nắm được thông tin Bắc Vân Phong nằm trong diện quy hoạch. Dự kiến, Bắc Vân Phong sẽ lên đặc khu kinh tế. Ngay lập tức, anh và một cộng sự bỏ Hà Nội về tận nơi xem xét tình hình. Sau 4 chuyến thăm dò, anh Vinh quyết định tạm dừng công việc Hà Nội. Anh về Bắc Vân Phong định cư ngắn hạn và săn đất. Gần 1 năm tìm đất rồi mua đi bán lại, anh Vinh lãi hơn 10 tỷ đồng. 

Nhóm buôn đất chủ yếu dựa vào thông tin quy hoạch, dự án

Tháng 2/2018, anh Vinh đẩy toàn bộ hàng, thu hồi vốn để trở về Hà Nội. Anh tự thưởng cho mình 4 tháng nghỉ ngơi nhưng vẫn tranh thủ thời gian tìm kiếm thông tin. Tháng 7/2018, anh Vinh quyết định lên đường tới Long Thành để “tìm hàng”. Tại đây, ông mua nhiều lô đất. Trong đó, có 2 lô đất đẹp giá 15-18 triệu đồng/m2. Nhiều lô đất rẻ khác giá chỉ từ 3-4 triệu đồng/m2. 

Từ cuối năm 2018 đến cuối 2019, anh Vinh tích cực đẩy hàng. Lô nào anh cũng lời tiền tỷ. Lô lãi thấp nhất cũng phải 700 triệu đồng, lô lãi cao nhất 2 tỷ động. Sau lần đi Long Thành, tính sương sương anh Vinh lãi 7 tỷ đồng.  

Bên cạnh đó, anh còn săn đất ở các thị trường khác như Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương. Cứ nơi nào xuất hiện thông tin quy hoạch, dự án là anh đến nơi đó để “buôn”. Đối với anh Vinh, buôn đất là cuộc chơi mạo hiểm, dễ ăn nhưng cũng dễ mất. Cũng may, anh Vinh biết tính toán, đến đúng thời điểm khi giai đoạn thông tin quy hoạch, dự án bắt đầu xuất hiện.

Khi đó, giá bất động sản còn rẻ. Anh Vinh chỉ cần chọn lô đất đẹp và chốt đơn. Sau đó, khi môi giới và nhà đầu tư làm sóng, anh bán nhanh và rút nhanh chóng, cầm chắc tiền lãi trong tay.

Phải xuống tiền từ sớm khi giá đất còn rẻ

Vũ Ngọc – một nhà đầu tư trẻ tại Hà Nội cũng cùng quan điểm. Kể từ khi dấn thân vào bất động sản, thói quen của cô là đọc báo và tìm kiếm thông tin quy hoạch, dự án. Nhà đầu tư này cũng từng thắng 3 thương vụ lớn nhờ vào thông tin quy hoạch.

Cụ thể, năm 2018, Ngọc săn 2 lô đất vùng ven để gom hàng. Khi đó, cô nhận được thông tin triển khai và xây dựng dự án Vinhomes Ocean Park. Chỉ sau 1 năm, Ngọc bán đất, mỗi mảnh lời 700-900 triệu đồng.

Năm 2020, nghe tin dự án lớn của Vingroup sẽ đổ bộ Hưng Yên, Ngọc nhanh chóng “khăn gói quả mướp” về tận nơi. Cô gom các quỹ đất sát khu vực dự án. Khi đó, mức giá chỉ khoảng 8-9 triệu đồng/m2. Ngọc ôm một lúc 4 lô. Sau 1 tháng, mỗi lô đất tăng giá lên gấp đôi. Cô bán đi 3 lô, chỉ giữ lại lô đất có diện tích lớn nhất, vị trí đẹp nhất. 

Đất nơi nào tăng nóng, tăng mạnh trong thời gian ngắn thì không nên xuống tiền

Cô còn về tận Thủy Nguyên (Hải Phòng) mua lô đất 4 tỷ đồng, nằm vị trí ô tô qua lại. Sau 3 tháng, cô chuyển nhượng lô đất, thu lời hơn 1 tỷ đồng. Cô cho biết, những thông tin quy hoạch, dự án lớn, địa phương lên quận, thành phố sẽ kéo theo giá đất tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải xuống tiền sớm. Khi đó, giá đất còn rẻ, mua ngay khả năng thắng cao, tiền lãi cũng lớn. 

Theo đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin để biết đất nơi đâu chuẩn bị lên. Đất nơi nào tăng nóng, tăng mạnh trong thời gian ngắn thì không nên xuống tiền. Nơi nào có giá thấp, cơ sở hạ tầng cơ bản tốt thì nên xuống tiền.

Ngoài ra, quan trọng nhất là biết lựa chọn vị trí. Thực tế, những nhà đầu tư còn non hay mua đất xa khu vực quy hoạch. Giá đất có tăng cũng tăng được đến những nơi này. Mua sai vị trí, không thu lời lãi thậm chí thua lỗ là điều có thể xảy ra. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm