Bí kíp nhập môn hệ sinh thái khởi nghiệp là hành trang vững chắc giúp startup vượt qua trở ngại và vươn đến thành công

| 12-07-2021, 17:16 | Thị trường 24h

Trong hành trình đầu khởi nghiệp startup sẽ gặp phải vô vàn khó khăn. Bí kíp nhập môn hệ sinh thái khởi nghiệp là hành trang vững chắc giúp startup vượt qua trở ngại và vươn đến thành công. Bài viết sau đây tổng hợp tất cả chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.


Chia sẻ ý tưởng thay vì sợ “đánh cắp”

Được mệnh danh là “bà mối startup”, bà Quỳnh Võ – Giám đốc chương trình Zone Startup Vietnam chia sẻ : “Startup khi có ý tưởng đừng ngại việc bị “đánh cắp”, nên chia sẻ ý tưởng đó ra cho mọi người, càng nhiều người biết đến càng tốt. Khi được chia sẻ cho người nhiều sẽ nhận về rất nhiều phản hồi, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nên chia sẻ để ý tưởng được lan rộng thay vì mải mê ôm ý tưởng và đi theo ý tưởng mà không biết rằng ý tưởng đó sẽ đi đến đâu”.


Khi chia sẻ ý tưởng startup sẽ nhận được nhiều phản hồi. Đối với những phản hồi tiêu cực về ý tưởng khởi nghiệp, startup có thể xem xét, nhìn nhận và rút kinh nghiệm để thực thi ý tưởng theo kế hoạch, tránh mắc phải những “lỗi nhỏ” không đáng có. Với những phản hồi tích cực về ý tưởng khởi nghiệp, startup nên phát triển, dùng làm “bệ phóng” để nhân rộng ý tưởng một cách hiệu quả. 

Khi ý tưởng được nhân rộng, sẽ tạo xu thế, tạo ra trào lưu về ý tưởng khởi nghiệp, giúp ý tưởng của startup lan rộng đến người dùng, đến khách hàng và điều này sẽ giúp khách hàng không chỉ chấp nhận sản phẩm startup tạo ra, mà còn hào hứng, sử dụng một cách thích thú. Bà Quỳnh Võ cũng nêu ví dụ cụ thể từ Amazon, việc bán sách online sẽ mãi là ý tưởng nếu không lan rộng ra cộng đồng. 

Xem thêm nội dung chia sẻ của “bà mối startup” Quỳnh Võ tại đây!

Con người là yếu tố quyết định


Ông Kevin Tùng Nguyễn – CEO/ Founder Jobhopin tham gia với vai trò khách mời để chia sẻ về vấn đề nhân sự trong startup. Theo ông Kevin Tùng Nguyễn con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của startup. Đồng nghĩa với đó là tầm quan trọng của việc tìm kiếm đồng đội cùng đồng hành trong suốt chặng đường khởi nghiệp.

Theo ông tìm đồng đội cùng “kề vai sát cánh” với startup cần có đủ 4 yếu tố để phát triển trong công việc: Làm những việc startup giỏi, làm những việc startup đam mê, chọn được thị trường/ cộng đồng mà startup và đồng đội thật sự quan tâm và giá trị kinh tế cụ thể.

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Kevin Tùng Nguyễn tại đây!

3 ngành nghề tạo xu hướng khởi nghiệp mùa Covid


Ông Nguyễn Minh Phúc – Quản lý Cấp cao Qũy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VIISA chia sẻ về xu hướng startup mùa Covid. Theo ông Phúc, dịch bệnh Covid đã mang đến sự bất ngờ từ năm 2020 cho đất nước cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đã có rất nhiều startup phản ứng rất kịp thời, tối ưu hóa để đối mặt với đại dịch. Trong thời gian dịch bệnh Covid ngày càng diễn biến phức tạp năm 2021, hệ sinh thái Việt Nam có những điểm dừng rất ngắn. Đây là tín hiệu tích cực đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. 

Ở Việt Nam trước đại dịch startup phát triển rất nhiều và hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên khi đại dịch xảy ra chúng ta thấy nó giống như một phép thử mà những công ty startup chọn đường lựa con đường đi đúng đắn, giải quyết những vấn đề thiết thực thì sẽ trở thành “điểm sáng” trong hệ sinh thái khởi nghiệp. 

“Chúng ta có thể nói đến 3 nhóm ngành nghề đã tạo nên xu hướng cho startup trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Điển hình nhất là: nhóm ngành nghề về tài chính, công nghệ tài chính, thứ hai là công nghệ giáo dục và thứ 3 là công nghệ về ý tế chăm sóc sức khỏe. Đây là 3 nhóm ngành nghề có sự chuyển mình, đáp ứng, thích ứng với đại dịch khá tốt, đã tạo nên xu thế cho startup mùa Covid”, ông Phúc nói.

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Nguyễn Minh Phúc tại đây!

Kênh tiếp cận nguồn vốn cho startup


Là đại diện cho Access Ventures – một quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á có nguồn gốc từ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Long “Leo” Phạm cho rằng startup cần hiểu rõ về các kênh tiếp cận nguồn vốn trước khi muốn kêu gọi đầu tư. 

Theo ông, hiện tại đang có 2 kênh tiếp cận nguồn vốn chính cho startup. Kênh tiếp cận vốn thứ nhất là những quỹ đầu tư nhỏ, quy mô đầu tư dưới 10 tỷ đồng. Nhóm này dành cho các startup ở giai đoạn Early Stage. Các nhóm startup này sẽ trải qua vòng tiền hạt giống, vòng hạt giống, đến Serie A, Serie B, Serie C. 

Kênh tiếp cận vốn thứ 2 là chương trình khởi nghiệp của các doanh nghiệp lớn, các cơ quan nhà nước, chương trình khởi nghiệp như Propzy Launch của Propzy. Kênh tiếp cận vốn này được gọi là những vườn ươm tạo khởi nghiệp. Đây là những nguồn chính mà startup tại Việt Nam đang tìm kiếm. 

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Long “Leo” Phạm tại đây!

“Không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao”

Ông Nguyễn Trùng Khánh – Founder Gannha.com tham gia với vai trò khách mời. Ông cho biết trong khởi nghiệp “không có chuyện chi phí thấp, hiệu quả cao khi xây dựng một sản phẩm khả dụng”. Trường hợp này chỉ xảy ra khi khả năng mở rộng thị trường rất lớn. Trong hành trình khởi nghiệp, để xây dựng và định giá sản phẩm cần tiếp cận được một phân khúc thị trường, quy mô thị trường và am hiểu thị trường thật sự. Nhưng để hiểu được thị trường cần một quá trình trau dồi, đúc kết để xây dựng và định giá cho sản phẩm. 


Xây dựng sản phẩm khả dụng với chi phí thấp và hiệu quả cao nhằm tạo tính cạnh tranh bằng giá cho sản phẩm trên thị trường. Nhưng trong khởi nghiệp, để cạnh tranh bằng giá thành sản phẩm thì chắc chắn không thể tồn tại . Vậy phải cạnh tranh bằng gì? 

Trong trường hợp sản phẩm đủ sức sáng tạo vừa phải thì có thể duy trì được 1 đến 2 năm đầu. Doanh thu dù thấp hơn tiền đầu tư, nhưng ít nhất vẫn phải có doanh thu. Tiếp đến sẽ phải điều chỉnh dần từ kết quả thực tiễn của lần xây dựng và định giá sản phẩm trước đó. Trong quá trình sửa đổi, cải thiện dần để xây dựng và định giá sản phẩm sẽ xuất hiện vấn đề thêm nhiều vấn đề phát sinh. Thường gặp nhất trong quá trình khởi nghiệp là vấn đề tài chính của startup sẽ làm ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm. Để giải quyết được vấn đề này startup cần xem xét việc sử dụng đúng nguồn vốn, đây là điều các startup ở giai đoạn đầu đều không làm được.

Vậy suy ra, startup cần bán sản phẩm đúng với nhu cầu thị trường và dựa trên giá bán thị trường, lưu ý dù trong thời điểm nào cũng nhất định phải có doanh thu. 

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Nguyễn Trùng Khánh tại đây!

Lý do startup bị “khai tử” khi đưa sản phẩm ra thị trường


Có rất nhiều nguyên nhân khiến startup thất bại trong các giai đoạn của hành trình khởi nghiệp. Nhưng giai đoạn đáng tiếc mà các startup thường “khai tử” nhất theo ông Nguyễn Duy Vĩ – Founder Buzi Agency là giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường. 

Theo ông, có 4 lý do thường gặp phải khiến startup “khai tử” trong giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường là: thiếu tài chính để thực hiện ý tưởng; không đủ kiên trì, dễ dàng bỏ cuộc; thiếu kiến thức, kém chuyên môn; “ngáo” giá. 

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Nguyễn Duy Vĩ tại đây!

Mô hình Fintech – cánh cửa nào cho startup siêu nhỏ?

Ông Trương Gia Bảo – Chủ tịch DTS chia sẻ về lĩnh vực Fintech. Theo ông, Fintech được hiểu là việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính hướng tới tạo sản phẩm số mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng so với cách sản phẩm truyền thống.

“Ví dụ như trước kia nếu người dân muốn mở tài khoản ngân hàng thì phải tới các chi nhánh ngân hàng, xếp hàng và làm thủ tục mất vài tiếng thì giờ đây với các công nghệ dịch vụ điện tử các người dân chỉ phải mở điện thoại và đăng ký trong vài phút”, ông Bảo chia sẻ.


Ở Việt Nam, Fintech hoạt động chính trong các mảng: thanh toán số/ chuyển tiền, cho vay số (cá nhân và doanh nghiệp nhỏ), trả lương, blockchain, mua trước trả sau, tài chính và đầu tư cá nhân, công nghệ bảo hiểm số. Việc giãn cách xã hội hầu như người dân ở nhà thì hành vi tiêu dùng của họ sẽ thay đổi. Họ bắt đầu bỏ nhiều thời gian cho hoạt động online. Đặc biệt, trong mảng là tình hình mua sắm online. Khi mua sắm online thì nhu cầu thanh toán online cũng sẽ phát triển hơn. 

Hiện tại, nói đến Fintech chúng ta sẽ nghe về những công ty lớn như Momo, VNpay,… nhưng ở Việt Nam chủ yếu phát triển ở mảng trung gian thanh toán nên startup vẫn còn rất nhiều cơ hội khi chọn được mảng tiềm năng mà các đơn vị lớn chưa đầu tư. 

Xem thêm nội dung chia sẻ của ông Trương Gia Bảo tại đây!

Tìm ra “ngách” và giải quyết nhu cầu thị trường


Ông Võ Hoàng Nam – CTO Fundiin chia sẻ về giải pháp giúp startup tồn tại khi khởi nghiệp mô hình Fintech. Theo ông, tìm ra “ngách” và giải quyết nhu cầu thị trường là 2 điều thiết yếu để startup khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực Fintech.

“Một startup muốn tồn tại trên thị trường điều quan trọng là tìm ra thị trường “ngách” và phải giải quyết nhu cầu của thị trường. Startup vẫn có cơ hội được tồn tại và sống sót nếu nắm bắt được cơ hội và giải quyết được 2 vấn đề trên”, ông Nam chia sẻ. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm