Những điều cần nắm rõ về nhà ở riêng lẻ

| 8-07-2021, 13:08 | Thị trường 24h

Định nghĩa nhà ở riêng lẻ là gì? Cơ quan nào có chức năng cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho người dân tại khu vực thành thị, nông thôn?


Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên mảnh đất thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng) trên chính mảnh đất đó. Nhà ở riêng lẻ có thể là nhà ở liền kề, biệt thự, nhà ở độc lập.

Để hiểu rõ hơn Nhà ở riêng lẻ là gì? Phân cấp các loại nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam và cấp nào quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung sau đây nhé.

1. Nhà ở riêng lẻ là gì?

1.1. Khái niệm nhà ở riêng lẻ theo thông tư mới nhất 2019

Theo thông tư mới nhất của Bộ xây dựng về phân cấp công trình xây dựng: Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD. Áp dụng từ ngày hiệu lực 01/01/2020 thì:

[quote]

”Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.”

1.2. Một số định nghĩa mới bổ sung theo thông tư 07/2019/TT-BXD như sau:


Nhà chung cư là: Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
Công trình đa năng (hoặc công trình hỗn hợp) là Công trình có nhiều công năng sử dụng khác nhau (Ví dụ: một công trình được thiết kế sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng là công trình đa năng).
Chiều cao của nhà, công trình, kết cấu là chiều cao được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của nhà, công trình, kết cấu. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Cách xác định chiều cao của nhà, công trình, kết cấu trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD”.
Tầng trên mặt đất là tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng hầm (hoặc tầng ngầm) là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng nửa/bán hầm (hoặc tầng nửa/bán ngầm) là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Tầng kỹ thuật là tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng bất kỹ của tòa nhà.
Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1.5m.
Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái.
Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sản mái.
Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sản tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sản xây dựng của tầng ngay bên dưới.
Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.

2. Phân cấp quản lý nhà ở riêng lẻ

2.1. Phân cấp quản lý nhà ở riêng lẻ

Những điều cần nắm rõ về nhà ở riêng lẻ

Các loại nhà ở Việt Nam. Ảnh minh họa.

Để biết cấp nào quản lý và cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chúng ta cần biết công trình xây dựng đó thuộc nhà ở cấp mấy. Theo thông tư liên bộ Số 7 – LB/TT Xây Dựng – Tài Chính – UBVGNN và Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất vào ngày 30/9/1991 có hướng dẫn về việc phân loại nhà ở Việt Nam, thì nhà ở riêng lẻ được chia làm 6 cấp sau:


Nhà tạm
Nhà cấp 4
Nhà cấp 3
Nhà cấp 2
Nhà cấp 1
Biệt thự

2.2. Cấp nào quản lý cấp phép nhà ở riêng lẻ?

Hiểu rõ thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng giúp người dân xác định đúng nơi mình phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể, rõ ràng tùy thuộc vào đối tượng xin cấp phép xây dựng.

Hiện nay, có 4 vị trí để nộp xin phép xây dựng là: Sở Xây Dựng, UBND cấp Quận Huyện, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng UBND cấp xã.

TẠI SỞ XÂY DỰNG Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng sau:
Công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (xác định theo hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng do Bộ xây dựng ban hành); 
Công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; 
Những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh; 
Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
UBND CẤP QUẬN, HUYỆN Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG Các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
UBND CẤP XÃ Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và tại những khu vực theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau:


Nhà ở riêng lẻ có quy mô từ cấp II trở lên hoặc nằm trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị sẽ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp tỉnh,
Những trường hợp khác thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

 

2.3. Các loại giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật

Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. Ảnh minh họa.

Căn cứ Khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020, theo đó tương ứng với từng hoạt động của chủ đầu tư mà có các loại giấy phép xây dựng sau:

Giấy phép xây dựng mới;
Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
Giấy phép di dời công trình;
Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Trên đây là bài viết liên quan đến nhà ở riêng lẻ, phân cấp và cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định mới của pháp luật.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm