“Trụ vững” trong thời COVID-19 với những quy tắc tài chính này

| 29-06-2021, 14:14 | Thị trường 24h

Trong khi sự không chắc chắn về “khi nào COVID-19 kết thúc?” vẫn còn lớn, hành động tốt nhất cho bạn sẽ là đánh giá các mục tiêu dài hạn, mức thu nhập hiện tại, khả năng mất/giảm thu nhập trong tương lai và dự phòng tài chính trước những tác động bất ngờ có thể xảy ra.

5 quy tắc về tiền bạc giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn

5 quy tắc tài chính dành cho Cá Nhân và gia đình

Đại dịch Covid-19 không chỉ khiến thế giới đứng trước những thách thức về y tế, sức khỏe con người, mà còn đang làm sa sút nhiều nền kinh tế. Số lượng doanh nghiệp phá sản, hay đứng trước nguy cơ phá sản ngày càng gia tăng đã khiến số người thất nghiệp trên thế giới ngày càng nhiều. Các cá nhân mất việc làm đã làm giảm thu nhập của hộ gia đình và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tinh thần của mọi thành viên. 

Giữa tâm thế bấp bênh, “sống chung với lũ” thời COVID-19, việc có tầm nhìn xa về tài chính, gọi cách khác là thiết lập một kế hoạch tài chính thời Covid là điều rất quan trọng, nhất là đối với các hộ gia đình có cha mẹ và con cái. 

1. Xem xét ngân sách ngắn hạn và dài hạn

Việc đầu tiên để thiết lập kế hoạch tài chính ngắn hạn hay trung hạn, chúng ta phải xem xét và xây dựng lại ngân sách của hộ gia đình. Điều này không phải là kiềm chế hay cắt bỏ mọi chi tiêu lặt vặt, mà là tuân thủ theo một lối sống tiết kiệm hơn, lược giản những chi tiêu tùy ý, chỉ đầu tư cho những điều thật sự cần thiết đối với cả gia đình. 

2. Khoản tiết kiệm

Điều thứ hai, đó là chúng ta hãy tập trung vào việc tăng các khoản tiết kiệm. Mỗi hộ gia đình nên dành ít nhất 10% danh mục tài chính của mình cho các sản phẩm tiết kiệm. 

3. Con đường mang thêm nguồn thu nhập ngắn hạn

Thứ ba, hãy xem xét các danh mục đầu tư của gia đình để tìm ra những con đường mang lại nguồn ngân sách ngắn hạn cho gia đình. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh mọi quyết định đột ngột như thanh lý toàn bộ tài sản đang có của gia đình, điều này sẽ mang lại viễn cảnh tiêu cực trong trung và dài hạn. 

Nếu gia đình đang gặp khó khăn về tài chính, chúng ta có thể tiến hành thanh lý hoặc thế chấp những khoản đầu tư/tài sản hiện có của gia đình cho ngân hàng hoặc các quỹ nợ. 

Trừ khi ở trạng thái “sống còn”, chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng các khoản tiết kiệm dành cho việc nghỉ hưu hoặc các khoản đầu tư dành cho tương lai của con cái.

Hoặc biện pháp đơn giản hơn để tạo bước đột phá cho kế hoạch tài chính thời Covid đó chính là chuyển các khoản đầu tư mang tính rủi ro cao sang các khoản đầu tư ít rủi ro hơn. Ví dụ như các khoản đầu tư chứng khoán theo hình thức lướt sóng dễ bị tác động bởi tình thế. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng các danh mục đầu tư của gia đình và phân tích quyết định thay đổi để đảm bảo rằng các khoản đầu tư không bị ảnh hưởng trong thời gian tới.

4. Kiểm soát thẻ tín dụng

Đối với những người hay sử dụng thẻ tín dụng để vay mua trước, trả sau, thì thời điểm này việc chú ý đến khả năng chi trả cho thẻ tín dụng là việc vô cùng quan trọng. Nhất là khi cần trả các khoản tín dụng trong trường hợp mất việc. Bạn nên chủ động chuẩn bị cả trường hợp này bằng cách kết nối với ngân hàng nơi làm thẻ tín dụng và tìm hiểu các điều khoản của việc nợ tín dụng trong một vài tháng nếu mất việc. Và lập kế hoạch trả lại phí thẻ tín dụng của mình trong thời gian tới.

5. Thiết lập khoản dự phòng

Và bước cuối cùng trong kế hoạch tài chính thời Covid, chúng ta phải thiết lập khoản dự phòng, hướng tới các mục tiêu dài hạn và bền vững cho gia đình, đó là bảo hiểm và y tế. Đây là sự đầu tư để bảo vệ, giúp chúng ta không bị động, không phải vật lộn quá căng thẳng khi gặp bất kỳ rủi ro nào về sức khỏe, nhất là trong giai đoạn đại dịch phức tạp như hiện nay.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm