Sức hút của dự án Celesta Heights được tăng thêm bởi 5 công trình hạ tầng - giao thông

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 19-06-2021, 11:34 | Thị trường 24h

Công trình hạ tầng tác động đến giá trị dự án Celesta Heights: Hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Sức hút của dự án Celesta Heights được tăng thêm bởi 5 công trình hạ tầng - giao thông

Hình ảnh kẹt xe tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Để cư dân từ vị trí dự án Celesta Heights di chuyển vào trung tâm thành phố thì Nguyễn Hữu Thọ là tuyến đường thuận tiện nhất. Song, nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ là điểm đen kẹt xe trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt khi tốc độ phát triển đô thị khu Nam gia tăng nhanh chóng.

Cứ đến giờ cao điểm, khi cư dân bắt đầu ra khỏi nhà đi làm việc và học tập hoặc trở về nhà thì giao thông ở đây luôn trong tình trạng kẹt cứng với ô tô và xe máy chồng chéo lên nhau. 

Có thể nói, kẹt xe giao lộ Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” của người dân khu Nam Sài Gòn.

Công trình hầm chui khi hoàn thành sẽ giúp lộ trình từ dự án Celesta Heights vào trung tâm thành phố thông thoáng hơn.

Ngày 22/04/2020, TP.HCM chính thức khởi công dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ ở Quận 7 với tổng vốn đầu tư 830 tỷ đồng. Dự kiến nhánh hầm đầu tiên sẽ hoàn thành cuối năm 2021 và thi công xong dự án cuối năm 2022.

Như vậy, khi các căn hộ Celesta Heights bàn giao vào năm 2024 thì công trình đã hoàn thành. Và từ thời điểm này đến cuối năm 2022, tiến độ của công trình hầm chui sẽ là một trong những động lực lớn thúc đẩy gia tăng giá trị dự án Celesta Heights.

Công trình hạ tầng tác động đến giá trị dự án Celesta Heights: Tuyến Metro số 4

Phần đất ở giữa đường Nguyễn Hữu Thọ (hiện đang trồng cây xanh) trong tương lai sẽ dành cho tuyến metro số 4.

Tuyến Metro số 4 theo kế hoạch của Nhà nước sẽ chạy từ Thạnh Xuận, Quận 12 đến Khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè. Một đoạn của tuyến Metro số 4 sẽ chạy song song đường Nguyễn Hữu Thọ, đi ngang qua dự án Celesta Heights, đồng thời cũng có trạm dừng gần vị trí dự án.

Trong tương lai không xa, khi tuyến Metro số hoàn thành sẽ giúp gia tăng giá trị cho dự án. Đặc biệt, trước thông tin TP.HCM “chi khủng” cho tuyến metro này đã tạo ra ảnh hưởng rất tích cực cho thị trường địa ốc Nhà Bè cũng như dự án căn hộ Celesta Heights.

Tuyến metro số 4 sẽ chạy song song tuyến Nguyễn Hữu Thọ và có trạm dừng gần dự án Celesta Heights.

Được biết, tuyến số 4 đi qua Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 1, Quận 4, Quận 7 và Nhà Bè. Toàn tuyến có tổng chiều dài khoảng 36.2 km với 32 ga (14 ga ngầm và 18 ga trên cao).

Công trình hạ tầng tác động đến giá trị dự án Celesta Heights: Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57.09km, đi qua tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Khi cao tốc Bến Lức – Long Thành chính thức đi vào hoạt động, kết hợp cùng đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, cư dân sống tại dự án Celesta Heights sẽ được rút ngắn nhiều thời gian di chuyển đến các tỉnh ở cả vùng Tây và Đông Nam Bộ.


Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nhìn từ trên cao.

Công trình hạ tầng tác động đến giá trị dự án Celesta Heights: Cầu Nguyễn Khoái

Vào giờ cao điểm, bên cạnh điểm đen ùn tắc là giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh thì “Nút thắt cổ chai” cầu Kênh Tẻ càng khiến tình trạng giao thông ứ đọng hơn. Từng dòng xe phải nhích từng chút từng chút một hướng về trung tâm thành phố.

Dù không có sự cố giao thông nào, nhưng lượng xe lớn từ các phía đổ về con đường chính Nguyễn Hữu Thọ để đến cầu Kênh Tẻ, trong khi cầu chỉ có hai làn và dài 700m vì thế việc di chuyển qua cầu mất khoảng 30 phút hoặc hơn. Người dân vì vậy cũng cần tranh thủ đi làm sớm để tránh tình trạng trễ giờ hoặc kẹt xe.


Thiết kế cầu Nguyễn Khoái.

Được biết, dự án cầu Nguyễn Khoái có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nối Quận 7, Quận 4 và Quận 1. Đây là phương án giúp giảm thiểu áp lực giao thông, thuận tiện di chuyển hơn cho các phương tiện giao thông trong khu vực và làm giảm áp lực cho cầu Kênh Tẻ.

Các xe từ Quận 7 đi Quận 1 (và ngược lại) bằng cầu cạn trên đường Nguyễn Khoái, cầu vượt kênh Tẻ và cầu vượt kênh Bến Nghé, kết nối liên thông với đường Võ Văn Kiệt. Nhờ đó sẽ giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội bộ Quận 4, chia sẻ áp lực giao thông với các trục đường từ vị trí dự án Celesta Heights về trung tâm thành phố.

Công trình hạ tầng tác động đến giá trị dự án Celesta Heights: Cầu Thủ Thiêm 4

Nếu cầu Thủ Thiêm 3 sẽ kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Quận 4 thì cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kêt nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Quận 7. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ bắt đầu từ vị trí ở giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh và đầu bên kia là Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại vị trí giao lộ của tuyến đường trục Bắc Nam (Nguyễn Hữu Thọ) và tuyến đường R4.

Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giảm ùn tắc cho trục đường Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Tất Thành bởi hiện nay phần lớn các phương tiện từ phía TP. Thủ Đức phải sử dụng đường Nguyễn Hữu Cảnh để ra vào khu Nam thành phố.


Thiết kế tuyến Metro số 4.

Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 góp phần giảm tải một lượng lớn phương tiện ra vào Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 và huyện Nhà Bè.

Thông tin công trình này sẽ bắt đầu triển khai vào năm 2023, tức thời điểm sắp sửa bàn giao căn hộ dự án Celesta Heights. Do đó, nhà đầu tư dự án Celesta Heights lại có thêm một động lực cho kỳ vọng tăng giá của các căn hộ nơi đây.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm