Dư nợ bất động sản tăng nhưng vẫn trong "ngưỡng an toàn"

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 11-03-2021, 18:15 | Thị trường 24h

Theo ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40%. 

Thời gian vừa qua nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm do dịch Covid-19, nhưng tín dụng BĐS vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định.

Dư nợ bất động sản tăng nhưng vẫn trong "ngưỡng an toàn"

Tỷ trong dư nợ tín dụng BĐS đối với toàn ngành tăng nhưng vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn.


Đặc biệt, nguồn cung vốn cho thị trường BĐS chủ yếu vẫn là các ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm qua, thị trường BĐS có thu hút thêm một số nguồn cung khác như vốn đầu tư cá nhân, kiều hối, nguồn vốn từ cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS,...

Đối với việc cá nhân vay mua nhà, nhiều ngân hàng cũng đồng loạt thực hiện việc giảm lãi suất. Đơn cử như: VPBank (từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên); BIDV (từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên); Vietcombank (từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu);

Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).

Lãi suất ngân hàng giảm là một trong những yếu tố kích thích nhu cầu vay mua nhà của cá nhân và cũng làm cho dự nợ tín dụng mua nhà tăng trưởng cao.

Đối với dư nợ tín dụng toàn ngành BĐS đang có dấu hiệu của sự tăng trưởng. Tỷ trọng dư nợ toàn ngành năm 2019 chiếm 6,37% thì hết thời điểm này tăng lên 7,2%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tính đến 30/6/2020 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 580.168 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà đạt 145.099 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 40.396 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 21.177 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 21.436 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 54.585 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán đạt 84.720 tỷ đồng, chiếm 14,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 65.420 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 147.335 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, dư nợ tín dụng BĐS thời gian gần đây tăng, nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn, lực cầu của thị trường BĐS tăng mạnh do sự chuyển dịch đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang, làm tăng mạnh hơn khoảng 30% lực cầu đầu tư thị trường. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở trên thị trường vẫn còn rất lớn, nên ít nhất là trong ngắn hạn từ 1 - 2 năm tới thị trường sẽ khó có thể xảy ra biến cố đóng băng hoặc bong bóng.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm