Luật nhà đất mới nhất có công nhận việc mua bán nhà đất bằng vi bằng?0

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 28-12-2020, 04:14 | Góc pháp luật

Theo quy định của pháp luật  thì những trường hợp giao dịch mua bán nhà đất cần phải có xác nhận của cơ quan chứng thực thì mới được tính là hiệu lực và cũng là điều kiện cần và đủ để sang tên trong Sổ đỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc nếu giao dịch mua bán này sử dụng vi bằng thì có được sang tên không? Trong bài viết này chúng tôi xin giải thích rõ ràng chi tiết các câu hỏi liên quan về các điều kiện sang tên trong giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất.


Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có cần phải công chứng hoặc chứng thực?

– Các loại hợp đồng giao dịch nhà đất gồm mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất hay các loại tài sản gắn liền với đất cần phải có công chứng, chứng thực của cơ quan chức năng. Nội dung hợp đồng đảm bảo các điều kiện: thực hiện đúng quy định pháp luật, thuận theo đạo đức xã hội bên cạnh việc đáp ứng được các điều kiện về dân sự, tình tự nguyện.

– Các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ sang tên: 

+ Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực.

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Đối với những chủ sở hữu nhà đất đã nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân kèm theo phí trước bạ tại thời điểm giao hồ sơ đăng ký biến động tại cơ quan chức năng đăng ký đất đai thì cần thêm:

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01. 

+ Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

Vi bằng là gì, giá trị pháp lý của Vi bằng?

Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có nhấn mạnh “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”

– Vi bằng không có chức năng thay thế các loại văn bản công chứng, chứng thực hay các giấy tờ hành chính là, tuy nhiên nó có giá trị pháp lý tương đối lớn, đó là chứng cứ quan trọng để các cơ quan tòa án, cơ quan chức năng xem xét khi các cá nhân tổ chức ở trong một vụ việc dân sự hay hành chính.

– Vi bằng cũng là căn cứ pháp lý để thực hiện các giao dịch giữa các cá nhân, cơ quan hay tổ chức theo quy định mà pháp luật đặt ra, kèm theo vi bằng có thể hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh nhà đất.

– Giao dịch mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự phổ biến hiện nay, vi bằng được lập thường liên quan để việc xác nhận các hành vi thực tế của giao dịch, các sự việc giao nhận tiền mua bán, giao nhận các loại giấy tờ nhà đất giữa các bên có liên quan. Tất nhiên là trong những trường hợp này, các giấy tờ này phải là những giấy tờ hợp lệ đã được pháp luật xác nhận như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vậy mua bán nhà đất sử dụng vi bằng sẽ không được sang tên sổ đỏ.

Lý do quan trọng nhất đó là vi bằng không thể thay thế các văn bản công chứng cho nên nếu chỉ sử dụng vi bằng thì không không được sang tên trong sổ đỏ.

Luật nhà đất mới nhất có công nhận việc mua bán nhà đất bằng vi bằng?

Mặc dù giao dịch mua bán nhà đất bằng vi bằng khá phổ biến và đã được nhiều người áp dụng, tuy nhiên đây là hình thức không được pháp luật công nhận bởi vì các giấy tờ đều không có công chứng, chứng thư, vi phạm các điều luật mua bán và hợp đồng giao dịch coi như không có hiệu lực.

Trên thực tế đã xảy ra khá nhiều tranh chấp về mua bán nhà đất bằng vi bằng, nhiều người coi đó là hành động “ném tiền qua cửa sổ”. Nhiều cá nhân có ý định trục lợi đã lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết về luật mua bán nhà đất qua hình thực mua bán nhà bằng vi bằng, do đó những người thiệt hại duy nhất chỉ là những người có đất trong tay và hiền lành lương thiện. 

Có thể lấy ví dụ về những trường hợp những căn nhà chung cư có chung sổ hồng được rao bán qua hình thức lập vi bằng, trong khi đó những người không am hiểu luật mua bán nhà đất đã bỏ tiền ra để mua những ngôi nhà chỉ có trên giấy tờ, dẫn đền “tiền mất, tật mang”. Thời gian gần đây tại các văn phòng thừa phát lại cũng xuất hiện nhiều người đến lập vi bằng để thực hiện mua bán nhà đất. 

Lời khẳng định cuối cùng chúng tôi xin gửi gắm đến những người dân chính là vi bằng không hề có bất cứ giá trị pháp lý nào trong mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Do đó, nếu tiến hành việc mua bán bằng vi bằng thì xác suất dẫn đến tranh chấp là rất lớn, việc giải quyết tranh chấp cũng sẽ khiến các bên liên quan tốn rất nhiều thời gian và công sức, và không tránh khỏi việc phải bỏ tiền túi, mất oan tài chính, bạn không nên áp dụng hình thức mua bán hình thức mua bán này.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm