Nhà của mình, nhưng tôi bị chị em ruột thông đồng ký đơn kiện chiếm nhà

| 12-12-2018, 16:25 | Kiến thức

“Mẹ tôi sở hữu một miếng đất và đã xây nhà trên mảnh đất đó từ năm 1996. Dì tôi (em gái mẹ) do hoàn cảnh khó khăn, không có nơi nương thân nên đã xin ở nhờ cùng gia đình tôi từ đó đến nay.

Hiện nay, mẹ tôi đã ngoài 70, gia đình chỉ có một mình tôi là con gái, nên muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con gái là tôi. Giấy tờ hợp pháp được mẹ tặng cho con thông qua quy trình thủ tục hợp pháp của pháp luật, tôi đã được cấp sổ đỏ. Dì tôi đã ở nhờ khá lâu, miếng đất mẹ tôi cho ở nhờ hiện tôi có việc cần dùng đến nhưng dì không những không trả mà còn đâm đơn kiện ngược lại nhà tôi. Hơn nữa, 4 chị em của dì cùng đồng lõa kí đơn nói mẹ tôi đã nhượng lại đất cho dì, tôi quá bất ngờ và bức xúc với âm mưu chiếm đoạt tài sản như vậy.[img]https://cdn.thongtinduan.com/uploads/posts/2018-12/1544606731_chiem-doat-636789151885904598.jpg" alt="" style="display:block;margin-left:auto;margin-right:auto;"> 

Hiện vụ việc cấp thôn hòa giải không được trả về cấp xã. Vậy tôi muốn hỏi, để nhanh chóng giải quyết vụ việc này, tôi phải khởi kiện như thế nào?”

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Hưng Việt, về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay, bạn đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) đối với thửa đất nêu trên. Do đó, bạn có đầy đủ quyền đối với QSDĐ nêu trên (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt).

Trường hợp bạn không muốn cho dì bạn ở nhờ, muốn đòi lại thì có thể giải quyết theo các biện pháp sau:

Hòa giải cá nhân

Trực tiếp hoặc nhờ họ hàng đến can thiệp để dì bạn dời khỏi thửa đất thuộc quyền sử dụng của bạn.

Đây là phương án sẽ giữ được tình cảm gia đình, tuy nhiên, hiệu quả không cao, bởi, như bạn trình bày, dì không trả mà còn viết đơn kiện ngược gia đình bạn.

Hòa giải tại UBND cấp xã

Bạn có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Theo đó, trong vòng 45 ngày kể từ ngày gửi đơn, UBND cấp xã sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh nguyên nhân tranh chấp, thu thập tài liệu liên quan; thành lập Hội đồng hòa giải (bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Đây là phương án vẫn giữ được tình cảm gia đình, tuy hiệu quả có cao hơn phương án tự hòa giải, thời gian giải quyết nhanh hơn so với khởi kiện nhưng mức độ vẫn chưa cao bằng việc khởi kiện.

Khởi kiện tài Tòa án

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện tới tòa án nhân dân nơi có thửa đất. (VD: thửa đất ở số 84 đường Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận Ba Đình).

Nội dung đơn khởi kiện, bạn sẽ phải trình bày thông tin về nguyên đơn (bạn); bị đơn (người bị kiện – dì bạn); nội dung tranh chấp (yêu cầu đòi quyền tài sản là quyền sử dụng đất); yêu cầu khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần gửi kèm các tài liệu (photo) chứng minh quyền khởi kiện như GCN QSDĐ, CMND, sổ hộ khẩu nguyên đơn, bị đơn (nếu có).

Sau khi nộp đơn khởi kiện, bạn cũng cần gửi 01 bộ hồ sơ tương tự tới bị đơn để họ biết sự việc đã được bạn yêu cầu tòa án giải quyết. Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử (4-6 tháng kể từ ngày thụ lý) Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử.

Từ khoá :
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm