Gạch sinh học làm từ nước tiểu?

| 26-08-2019, 15:49 | Kiến thức

Hình ảnh gạch sinh học thành phẩm

Gạch sinh học là gì ?

Gạch sinh học là khái niệm về một loại vật liệu xây dựng mới có khả năng thay thế cho các loại vật liệu xây dựng truyền thống như bê tông, thép, kính, gỗ nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Gạch sinh học có thể làm từ nước tiểu là kết luận của nhóm sinh viên đến từ đại học Cape Town sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thực nghiệm và đưa ra kết quả. Nhóm gồm hai sinh viên và một giảng viên thực hiện trong vòng gần một năm và giới thiệu thành công viên gạch sinh học làm từ nước tiểu giúp cải thiện môi trường, mở đầu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Thành phần trong nước tiểu tạo nên gạch sinh học

Thành phần cấu tạo nên gạch sinh học từ nước tiểu

Gạch sinh học được nhóm nghiên cứu làm ra từ nước các bể tiểu nam kết hợp với cát và vi khuẩn dựa trên nguyên lý tương tự như cách vỏ sò, san hô hình thành.

Gạch sinh học là gì?

Theo đó, một viên gạch sinh học được tạo ra từ 30 lít Ure trong nước tiểu. Chất này kết hợp với Urease để tạo ra phản ứng hóa học. Sau đó các nhà nghiên cứu sử dụng chất này kết hợp với cát để nén và tạo ra gạch sinh học có màu xám, khối lượng tương tự các viên gạch đá vôi. Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, hiện tại đã có 3 viên gạch sinh học được trưng bày và tạo nên hướng nghiên cứu mới cho nhiều nhóm nghiên cứu sau này. Gạch sinh học có độ chắc chắn, độ cứng và hoàn toàn có thể sử dụng cho các công trình xây dựng mà vẫn đảm bảo về độ bền, chắc.

Gạch sinh học giúp hạn chế khí C02 ra môi trường

Nếu như các viên gạch thông thường được tạo ra từ việc nung đất sét, đá vôi ở nhiệt độ lên tới 1400 độ C và thải ra ngoài môi trường một lượng lớn khí carbon dioxide gây hại cho không khí thì gạch sinh học góp phần hạn chế việc này khi không phát sinh khí thải và có thể chế tạo ở nhiệt độ phòng. Không những thế, gạch sinh học không hề có mùi khó chịu như nhiều người nghĩ rằng mùi amoniac trong nước tiểu gây ra. Thay vào đó, mùi này sẽ biến mất trong khoảng vài ngày và cảm giác mùi khó chịu biến mất.

Gạch sinh học làm từ nước tiểu?
Gạch sinh học - Giải pháp môi trường tiên tiến

Một sự hứa hẹn về chất lượng viên gạch sinh học không hề thua kém gạch thông thường bởi cường độ này có thể thay đổi theo quá trình phát triển của vi khuẩn. Theo tiến sĩ Dyllon Randall – giảng viên cao cấp về kỹ thuật chất lượng nước cho rằng một viên gạch sinh học có thể chắc hơn gạch thông thường tới 40% bằng cách nuôi vi khuẩn lâu hơn dựa trên cách tạo ra vỏ sò. Nghiên cứu này đã được thẩm định bởi nhiều kỹ sư, nhà nghiên cứu và được cấp chứng nhận cho công trình có nhiều đóng góp, được xem là nền tảng cho việc ứng dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Sản xuất gạch sinh học – hứa hẹn và thử thách

Gạch sinh học sản xuất bằng nước tiểu là một trong những giải pháp quan trọng trong một tương lai xanh khi bầu khí quyển đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề. Công trình nghiên cứu tạo nên sự lạc quan về việc hạn chế tối thiểu khí CO2 nguy hại đến môi trường trong ngành xây dựng và nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên thực tế sản xuất gạch sinh học vẫn còn vướng phải một số bất lợi khi thời gian tạo nên một viên gạch lên tới 6-8 ngày với chi phí cao. Hy vọng trong thời gian tới công trình nghiên cứu ứng dụng của gạch sinh học này sẽ chính thức có mặt thành công trên thị trường để khắc phục những hạn chế về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay.

Bài viết: Nguyễn Phương

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm