Cần lưu ý những trường hợp khách hàng không thể vay vốn mua nhà

| 8-09-2020, 03:04 | Kiến thức

Việc vay vốn ngân hàng là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhất hiện nay để có thể sở hữu khoản tiền mong muốn một cách thuận lợi và nhanh chóng nhằm mua bất động sản hay đầu tư phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vay được tiền ngân hàng, có một số trường hợp ngân hàng sẽ ‘từ chối’ cho vay tiền. Tìm hiểu bài viết từ chuyên gia tài chính Propzy với 6 trường hợp khách hàng sẽ không được vay vốn ngân hàng. 


Cần lưu ý những trường hợp khách hàng không thể vay vốn mua nhà

 

1/ Khách hàng lịch sử nợ xấu từ nhóm 3 – 5 

Hiện nay, ngân hàng đã và đang tiếp tục áp dụng quy định về việc đánh giá lịch sử tín dụng Khách hàng vay có tốt hay không và khách hàng có đạt đủ điều kiện để Ngân tiêu chí Nhóm nợ Khách hàng thì mới được ngân hàng xem xét phê duyệt điều kiện để vay vốn tại ngân hàng. Khách hàng bị nợ nhóm 3 – 5 theo ngân hàng quy định là khách hàng đã trả trễ cho Ngân hàng từ 30 ngày cho đến trên 180 ngày theo lịch trả nợ định kỳ cho ngân hàng.

Rất tiếc chia sẻ với những khách hàng có lịch sử nợ nhóm từ 3 – 5 theo quy định của tất cả các ngân hàng hiện nay đều không thể được duyệt vay tại bất kỳ ngân hàng nào. Lời khuyên tốt nhất cho những đối tượng khách hàng này đầu tiên nếu họ muốn được trả lại lịch sử nhóm nợ tốt thì khách hàng hãy hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngay cho các khoản nợ đã bị ngân hàng chuyển nhóm nợ từ 3 – 5 và chờ đợi lịch sử nhóm nợ này 5 năm sau đó. Lúc này, lịch sử nhóm nợ của các khách hàng sẽ được khôi phục trở lại như khách hàng chưa vay trước đó .  

2/ Khách hàng làm việc trong những ngành nghề có nguồn thu nhập không ổn định 

Những ngành nghề như thế nào sẽ được ngân hàng đánh giá là có thu nhập không ổn định điều này dựa hoàn toàn vào việc lịch trả nợ các ngân hàng thường xuyên quy định là gốc và lãi một khoản vay Khách hàng phải trả đều đặn định kỳ hàng tháng. Vì vậy, Ngân hàng cũng sẽ đánh giá thu nhập một khách hàng là ổn định khi thu nhập Khách hàng này đủ đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với Ngân hàng hàng tháng chứ không phải thu nhập theo định kỳ hàng quý, hàng năm được.

Những lĩnh vực có nguồn thu nhập được Ngân hàng đánh giá là không ổn định và không xem xét việc cho vay có thể kể đến những công việc làm việc tự do và không có chứng minh được thu nhập phát sinh định kỳ hàng tháng (Môi giới bất động sản không làm tại bất kỳ công ty nào, kinh doanh buôn bán online không có phát sinh thu nhập thường xuyên,…)    

3/ Khách hàng mua tài sản mà ngân hàng không nhận làm tài sản thế chấp 

Rất ít khách hàng biết được rằng ngân hàng có quy định về điều kiện nhận tài sản thế chấp theo diện tích đất được công nhận sau khi đã trừ hết phần diện tích nằm trong lộ giới quy hoạch. Hiện nay, theo quy định của tất cả các ngân hàng thì diện tích đất công nhận trên sổ hồng “tối thiểu từ 10 m2 trở lên thì ngân hàng mới nhận tài sản đó làm tài sản thế chấp, mục đích sử dụng của loại đất này phải là “Đất ở”, hình thức sử dụng là “Sử dụng riêng”. Vì vậy, khách hàng nên lưu ý xem xét điều kiện tài sản mình trước khi mua có đủ điều kiện để vay ngân hàng không nhé.  

4/Khách hàng vay để trả nợ cho khoản vay khác đang hiện hữu 

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN về Quy định hoạt động cho vay tại các Tổ chức tín dụng thì ngân hàng nhà nước đã quy định không cho phép các ngân hàng được cho vay tài trợ mục đích đảo nợ của Khách hàng từ trong một Nnân hàng hoặc từ ngân hàng này qua ngân hàng khác. Vì vậy, khách hàng trước khi vay vốn nên cẩn trọng xem xét kỹ khả năng và nhu cầu của mình phù hợp nhất với đối tượng ngân hàng nào có thể cho mình vay với chính sách lãi suất tối ưu nhất để không phải tìm một giải pháp ngân hàng khác thay thế trong trường hợp muốn vay “Đảo nợ” để hưởng lãi suất tốt hơn. 

5/ Khách hàng vay để mượn tiền cho người khác.  

Căn cứ theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì những trường hợp đi vay tiền nhưng không sử dụng số tiền vay được vì mục đích của bản thân mà đi vay hộ người khác thì ngân hàng thương mại và công ty tài chính sẽ từ chối cho vay và đồng nghĩa với việc hồ sơ vay của bạn sẽ bị đánh rớt.

Giải thích cho vấn đề trên, ngân hàng cần xác định rõ ràng và cụ thể về người trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý đối với khoản vay và người sở hữu vốn vay. Điều này được căn cứ theo những điều luật mà Ngân hàng nhà nước đặt ra vì mục đích an toàn cho khoản vay.

“Ngân hàng thực sự cấm điều này thực sự cũng muốn bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng để tránh bị lợi dụng bởi người khác”.

6/ Khách hàng làm hồ sơ giả mạo để đi vay 

Trong giai đoạn hiện nay khi các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay mua nhà với chính sách lãi suất thấp và thời điểm mà nhiều lĩnh vực được nhà nước hỗ trợ phát triển như Bất động sản, Chứng khoán,… thì có rất nhiều Khách hàng muốn tiếp cận các Kênh đầu tư này tuy nhiên họ lại không có đầy đủ hồ sơ vay theo quy định Ngân hàng thì họ thường xuyên tìm cách tiếp cận bằng việc làm Giả mạo hồ sơ từ Pháp lý (CMND, Hộ khẩu, Xác nhận tình trạng hôn nhân,…) cho đến hồ sơ thu nhập (Hợp đồng lao động, Sao kê tài khoản nhận lương hàng tháng ,….) mà các ngân hàng chỉ cần sơ ý là không phát hiện ra. Cái kết dĩ nhiên là sau khi ôm được khoản tiền giải ngân từ ngân hàng thì các khách hàng này có thể bỏ trốn và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là ngân hàng bị “Nợ xấu”. Đây là hành vi lợi dụng kẽ hở thẩm định của từng ngân hàng mà Khách hàng đã trở thành những “Kẻ phạm tội”. 

Hiện nay, các Ngân hàng đều đang cải thiện việc kiểm tra Hồ sơ của Khách hàng khi thẩm định để có thể giảm thiểu tối đa việc phải nhận Hồ sơ giả mạo từ phía đối tượng Khách hàng muốn trục lợi từ Ngân hàng. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm