Chi phí của một sinh viên học đại học là bao nhiêu một tháng?

| 31-10-2022, 09:58 | Thị trường 24h

Sinh viên quyết định học xa nhà thì sẽ không tránh khỏi những chi phí hàng tháng cần phải đóng. Cuộc sống sinh viên sẽ cần phải chi trả những chi phí như tiền nhà trọ, tiền ăn uống, tiền đi lại, tiền học phí,…. Tại Hà Nội và Sài Gòn thì mức sống cũng sẽ cao hơn những tỉnh thành khác. Tuy nhiên, mỗi sinh viên sẽ có những nhu cầu chi tiêu khác nhau và điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Vậy chi phí của một sinh viên học Đại học sẽ là bao nhiêu là đủ cho một tháng, cùng mình tìm hiểu bài viết dưới dây.

Các khoản chi phí của một sinh viên

Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là vị trí trọng điểm của quốc gia vì nơi đây có đông dân cư nhất cả nước. Từ đó, lối sống trở nên nhộn nhịp hơn, thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, đi cùng với điều đó là áp lực về chi phí sinh hoạt tại đây, vì nhu cầu sống cao nên chi phí sẽ vô cùng đắt đỏ. 

Chi phí của một sinh viên học đại học là bao nhiêu một tháng?
Chi phí của một sinh viên Đại học tại Thành phố

Vậy chi phí 1 tháng của sinh viên khi học tập và sinh sống tại thành phố là bao nhiêu. Cùng mình tìm hiểu các loại chi phí cơ bản sau.

Học phí của trường

Học phí chính là cái đầu tiên mà sinh viên cần quan tâm tới. Đây là chi phí khiến bạn lo lắng nhất, là một trong những loại chi phí đắt đỏ tại thành phố. Tuy nhiên, nếu sinh viên học trường công sẽ có mức chi khá rẻ, nhưng đối với những bạn đang học đại học tư thì trung bình sẽ tốn từ 15-20 triệu đồng cho mỗi học kỳ. Ngoài ra, chưa tính thêm những môn đăng ký thêm hay học những khóa học thêm khác. 

Chi phí ăn uống

Hà Nội và Sài Gòn là nơi hội tụ rất nhiều món ăn phong phú, độc lạ. Tuy nhiên, chi phí khi ăn uống bên ngoài cũng sẽ khá cao so với việc tự nấu ăn tại nhà với chi phí rẻ hơn. Giá cả của các món ăn cũng sẽ phụ thuộc vào địa điểm, quy mô cửa hàng, chất lượng sản phẩm,…. 

Dù đồ ăn có đa dạng, phong phú thì chi phí ăn uống lại là một trong các chi phí đáng chú ý nhất khi sinh sống ở đây và nó không thể thiếu hằng ngày. Như vậy, sinh viên ăn uống trung bình một ngày sẽ khoảng 80 ngàn và một tháng sẽ từ 2-3 triệu đồng, chưa tính những ngày ăn chơi của bạn. Đây cũng được coi là mức chi phí chung cho các bạn sinh viên ngày nay.

Chi phí nơi ở

Nếu bạn ở chung với gia đình hay có nhà ở tại thành phố thì bạn sẽ không mất khoản chi phí này. Còn nếu bạn là người cho thuê thì cũng sẽ mất thêm chi phí khi ở trọ. Có nhiều hình thức thuê như nhà trọ, căn hộ, ở ghép,… nên mức chi phí sẽ tùy thuộc vào đó và vị trí địa lý mà bạn muốn sống. Bạn nên chọn những nơi ở có giá thuê phù hợp với điều kiện tài chính của bạn để việc chi tiêu hàng tháng không trở nên quá áp lực, khó khăn. 

Để thuê phòng trọ giá rẻ sinh viên, bạn nên tìm những nơi rìa ngoài thành phố để được giá rẻ. Chi phí ở trọ sinh viên sẽ giao động khoảng từ 1-3 triệu đồng/tháng, tùy vào trường hợp bạn ở ghép hoặc ở một mình. 

Những chi phí khác

Trừ chi phí ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì bạn có thể sẽ chi thêm vào các khoản khác như: cà phê cùng bạn bè, xem phim, mua sắm, sửa sang vật dụng nào đó, chi phí đi lại, thuốc than y tế (nếu bênh)… Chi phí này tùy vào mỗi người và nhu cầu mục đích mà có thể tốn nhiều hay ít. 

Sinh viên chi bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Nếu muốn có một khoản tiết kiệm hay sống thoải mái hơn thì bạn nên tìm một công việc part – time dành cho sinh viên để làm kiếm thêm thu nhập. Tuy không nhiều nhưng đủ để bạn thoải mái hơn chút trong chi tiêu và đỡ gánh nặng cho bố mẹ. 

Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí của một sinh viên học đại học  cũng khá nhiều, nên sinh viên cũng cần phải tiết chế lại những hoạt động không cần thiết để cuộc sống không bị thiếu túng vào mỗi cuối tháng.

Bí quyết tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho sinh viên

Mua và bán lại sách giáo trình cũ 

Để tiết kiệm một khoản tiền vào mỗi kỳ học đầu thì cách tốt nhất là sinh viên mua hoặc bán lại giáo trình cũ. Giáo trình Đại học sẽ khác sách giáo khoa thời phổ thông và nó cũng không quá quan trọng, bởi mỗi một giảng viên sẽ có những cách giảng dạy khác nhau. 

Và giá thành của một cuốn giáo trình mới mua tại trường là khá mắc và chỉ sử dụng được trong vài tháng, thì so với mua lại từ các anh chị khóa trên tiết kiệm cũng được một khoản kha khá thì chúng ta nên mua lại sách cũ.

Hạn chế ăn uống ở bên ngoài 

Bạn nên tập nấu ăn tại nhà mỗi bữa để có thể tiết kiệm được chi phí ăn uống. Sẽ có rất nhiều món ăn ngon bổ rẻ mà sinh viên hoàn toàn có thể tự nấu tại nhà thay vì ăn “cơm bụi” vừa tốn kém, vừa không hợp khẩu vị mà có khi không đảm bảo vệ sinh. 

Trung bình, một bữa cơm đơn giản của một người cũng sẽ tốn 30-40 nghìn đồng nếu bạn ăn bên ngoài, một tháng sẽ tốn 2-3 triệu, con số này cũng không nhỏ so với sinh viên.

Đi học bằng xe bus

Không thể phủ nhận xe máy rất tiện lợi trong việc di chuyển ở trong thành phố, thoải mái đi mọi ngóc ngách, nhưng đổi lại là tiền xăng, phí gửi xe và phí bảo dưỡng xe có thể làm “cạn” ví tiền của bạn nhanh chóng. 

Giải pháp tiết kiệm cho sinh viên chính là đi xe bus, xe đạp hoặc đi bộ, tùy vào khoảng cách. Nhờ phương tiện công cộng, sinh viên chỉ cần 50.000-100.000đ/tháng đã có thể đi lại khắp thành phố.

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm điện không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu hàng tháng của một sinh viên khi đi học đại học. Mà đây còn là những hành động góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho xã hội, hạn chế tối đa lượng khí đốt và than đốt, hạn chế việc ngăn nước xây dựng thuỷ điện làm tăng nguy cơ hạn hán, lũ lụt.

Tiết kiệm điện đó chính là nên tắt những bóng điện không dùng đến, rút các thiết bị điện khi không sử dụng nữa. Tránh những trường hợp cắm sạc laptop qua ngày khi không sử dụng, vì nó sẽ vừa tốn điện và hại máy. Rút các phích cắm khi không sử dụng cũng tránh được hiểm họa cháy nổ không đáng có.

Với các phòng trọ có sử dụng tủ lạnh, máy lạnh nên chọn mức công suất phù hợp để tránh lãng phí. Ban ngày hãy mở cửa sổ và rèm để tận dụng ánh sáng mặt trời cũng như giúp cho phòng thông thoáng hơn.

Lên danh sách đồ dùng cần thiết để mua

Chắc hẳn sẽ có những bạn không ít lần vung tay quá trán cho những lần đi mua sắm và có những thứ không cần thiết. Vì thế, những lần đi mua sắm bạn nên lập ra một danh sách những vật dụng cần mua và cần thiết, để tránh mua những đồ không hữu ích cho cuộc sống. Dĩ nhiên bạn cũng cần phải tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu đã đề ra, phù hợp với tài chính để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.

Quản lý tài chính tốt, giảm bớt gánh nặng

Trên đây là tất tần tật các khoản chi phí của một sinh viên Đại học, hãy cân nhắc lại những khoản chi phí và lên phương án điều chỉnh sao cho phù hợp với tài chính. Sẽ có nhiều khoản phải chi tiêu, nếu bạn biết tiết chế lại thì sẽ không cần phải ăn mì gói vào mỗi cuối tháng. Hãy truy cập Nhà Tốt mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về nhà ở, phong thuỷ nhé.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm