Viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con như thế nào?

| 26-09-2022, 10:00 | Thị trường 24h

Những tài sản có giá trị như bất động sản thường sẽ dễ dẫn đến tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình gây ra những hậu quả xấu như rạn nứt tình cảm. Dù là anh em ruột thịt, thế nhưng khi đứng trước những tài sản thừa kế có giá trị hàng tỷ đồng như nhà cửa, đất đai sẽ dễ khiến lòng tham có cơ hội lấn át lý trí, gây ra những tranh chấp không đáng có và những rạn nứt không thể chữa lành trong gia đình. Vậy nên cha mẹ thường rất quan tâm đến cách viết di chúc, hay cách viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến một số thông tin về điều kiện, thủ tục, văn bản mẫu,… cho bạn để hạn chế những tình huống xấu về sau. 

Khái niệm tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất 

Để hiểu hơn về các thủ tục liên quan đến viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con, hãy cùng Thông tin dự án tham khảo khái niệm về việc tặng cho và khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất.

Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người đã chết sang cho người thừa kế dựa vào di chúc mà người chết để lại hoặc theo quy định của pháp luật là thừa kế quyền sử dụng đất.

Việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện thừa kế chỉ có thể thực hiện được khi cha mẹ qua đời. 

Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?

Việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi còn sống mà không yêu cầu đền bù bất kỳ chi phí nào, người được tặng đồng ý nhận quyền sử dụng đất theo thỏa thuận là hình thức tặng cho quyền sử dụng đất. 

Nếu là tặng cho quyền sử dụng đất thì sẽ được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

Viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con như thế nào?
Cha mẹ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con cái

Điều kiện cho tặng quyền sử dụng đất cần những gì?

Để việc viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con có hiệu lực thì trước tiên cần phải đáp ứng những điều kiện theo khoản 1 điều 188 luật đất đai 2013 như sau:

  • Người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất không bị kê biên cho việc thi hành án
  • Đất đai không có tranh chấp
  • Đất trong thời hạn sử dụng 

Theo Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013, để giấy chuyển nhượng viết tay có hiệu lực thì giấy này cần phải có sự công chứng, chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi người nên lưu ý vấn đề này để tránh việc giấy tờ không đảm bảo tính pháp lý thì về sau sẽ không được công nhận. 

Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu các mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con mới nhất hiện nay để có thể hoàn thành thủ tục nhanh chóng, tránh nhầm lẫn những biểu mẫu không còn hợp lệ. 

Cha mẹ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi chuyển nhượng đất đai cho con cái

Thủ tục chuyển nhượng đất cho con

Người cho tặng và người được tặng cần chuẩn bị một số hồ sơ cần thiết và thực hiện đúng quy trình để thủ tục chuyển nhượng đất cho con được thực hiện nhanh chóng và suôn sẻ.  

Hồ sơ cần chuẩn bị

Về thành phần hồ sơ, bao gồm những giấy tờ như sau: 

  • Mẫu đơn xin chuyển nhượng đất cho con đã được công chứng, chứng thực bởi các cơ quan tổ chức có thẩm quyền
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
  • Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD/hộ chiếu (công chứng)
  • Biên bản trích đo thửa đất có xác nhận của các hộ giáp ranh

Trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất

Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cha mẹ cho con không quá phức tạp. Người dân có thể thực hiện thủ tục như dưới đây. 

Bước 1: Người dân nộp bộ hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ như ở trên đến văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Bước 2: Thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt điều kiện, sẽ được tiến hành xử lý như sau: 

  • Thông tin địa chính sẽ được gửi đến cơ quan thuế để xác định, thông báo nghĩa vụ tài chính theo quy định cho người chuyển nhượng. 
  • Xác nhận nội dung biến động đất đai vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
  • Văn phòng quản lý đất đai sẽ trả lại chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp người dân nộp hồ sơ tại xã
  • Trường hợp nếu cha mẹ muốn tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái khi chưa có sổ đỏ thì cần phải xin cấp sổ đỏ trước. Sau đó mới đủ điều kiện để làm mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con

Quy định về thời gian:

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính ngày nghỉ, ngày lễ.
  • Đối với vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo,… thì không quá 20 ngày.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất khá đơn giản

Nguyên tắc viết tay mẫu giấy nhượng quyền đất cho con

Dưới đây là một số nguyên tắc mà người dân cần lưu ý để đảm bảo việc chuyển nhượng được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính pháp lý. 

  • Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hoặc các chủ thể khác sử dụng đất chỉ có thể chuyển quyền sử dụng đất chỉ được pháp luật cho phép. 
  • Việc thỏa thuận về nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là do các bên chủ thể gồm bên cho và bên nhận nhưng các nội dung thỏa thuận phải đảm bảo tính hợp pháp. 
  • Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất lưu ý chỉ được sử dụng đất đúng mục đích và thời hạn ghi trong giấy chứng nhận. Đồng thời, việc sử dụng phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nên tặng cho hay thừa kế khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con?

Cả hai hình thức tặng cho và thừa kế khi cha mẹ muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Thừa kế quyền sử dụng đất có ưu điểm và nhược điểm gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, khi cha mẹ để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc có hiệu lực là bản di chúc được lập sau cùng. Do vậy, ưu điểm của hình thức này là nếu có sự thay đổi về việc phân chia tài sản, cụ thể là thừa kế đất đai cho ai thì có thể thay đổi được mà không cần quá nhiều thủ tục phức tạp.  

Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho con cái bằng phương thức thừa kế qua di chúc chỉ được thực hiện khi cha mẹ mất. Sau khi cha mẹ mất đi cũng khó tránh khỏi sự tranh chấp đất đai tài sản giữa con cái, gây khó dễ cho nhau trong việc sử dụng hoặc mua bán đất. Điều này sẽ dẫn đến sự rạn nứt tình cảm của các thành viên trong gia đình. 

Hình thức thừa kế được thực hiện sau khi cha mẹ mất đi

Tặng cho quyền sử dụng đất có ưu điểm và nhược điểm gì?

Ưu điểm của việc cha mẹ chuyển nhượng đất cho con theo hình thức cho tặng đó là thủ tục có thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Con cái đảm bảo được việc nhận đất đai và tài sản khi cha mẹ còn sống. 

Đối với hình thức tặng cho quyền sử dụng đất, cha mẹ có thể thêm điều kiện tặng cho và có thể hủy hợp đồng tặng cho và tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác nếu con cái không thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu đã đưa ra. 

Theo điều 462 Bộ luật dân sự 2015, người có tài sản cho tặng có thể ràng buộc điều kiện trong hợp đồng tặng cho. 

Mỗi hình thức chuyển nhượng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Mỗi gia đình thì có mỗi hoàn cảnh khác nhau, cha mẹ nên có sự tìm hiểu, lấy ý kiến của các thành viên trong gia đình để đảm bảo được lợi ích công bằng cho con cái. 

Khi có ý định viết tay mẫu giấy chuyển nhượng đất cho con, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những thủ tục và điều kiện liên quan, đảm bảo tính pháp lý cho biên bản. Trước khi chuyển nhượng, người sử dụng đất cần có sổ đỏ và đạt được những điều kiện mà pháp luật đã đề ra. Người dân lưu ý nên cập nhật những giấy tờ mới nhất để tránh tình trạng mất thời gian do phải làm đi làm lại nhiều lần do không đúng mẫu. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm