Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà xử lý thế nào?

| 27-05-2022, 10:24 | Thị trường 24h

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đang ngày càng gia tăng về số lượng. Nhiều vấn đề tranh chấp trong mua bán nhà có thể xảy ra như lừa đảo, giả mạo hợp đồng, … Vì không được thường xuyên cọ xát với các quy định của pháp luật nên người dân thường gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán. Trong bài viết này, Thông tin dự án sẽ chia sẻ cách xử lý khi tranh chấp hợp đồng mua nhà xảy ra.

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà xử lý thế nào?
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nhà

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là gì?

Vậy tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là gì? Đây chính là việc các bên có bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng này có thể được các bên xác lập bằng văn bản, thỏa thuận miệng hoặc thực hiện bằng hình thức khác theo sự thống nhất của các bên.

Các tranh chấp trong hợp đồng mua bán nhà thường gặp như: Mua bán nhưng không làm được thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, mua bán nhà của Hộ gia đình mà chỉ có một người đứng ra thực hiện hợp đồng; mua bán nhà bằng hợp đồng viết tay; hợp đồng mua bán nhà đất không được công chứng; một bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng; …

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là bước đầu tiên mà các bên khi có nhu cầu muốn giải quyết tranh chấp cần phải thực hiện. Vậy hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là gì? Gồm những gì?

Giấy tờ về nguồn gốc quyền sử dụng nhà

Những tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc nhà đất có thể kể đến như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà (hay còn gọi là sổ đỏ);
  • Giấy tờ về quyền được sử dụng nhà trước ngày 15/10/1993. Cụ thể: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách nhà đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng tạm thời; giấy chuyển nhượng quyền sử dụng nhà được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng; giấy giao nhà tình thương, tình nghĩa; …
  • Bản án, quyết định của Tòa án; văn bản công nhận kết quả hòa giải thành; quyết định giải quyết tranh chấp nhà đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; …

Những giấy tờ này để chứng minh cho việc diện tích nhà được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán có thuộc quyền sử dụng của bên bán hay không? Bên bán nhà có quyền sử dụng nhà từ thời điểm nào? Nhiều trường hợp người bán nhà không có hoặc chỉ có một phần quyền sử dụng nhà mà dẫn đến hợp đồng mua bán bất động sản bị vô hiệu.

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà

Giấy tờ về quá trình sử dụng, hiện trạng nhà

Những hồ sơ, chứng từ về diễn biến quá trình sử dụng nhà cần để xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán có thể kể đến như:

  • Hồ sơ kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà.
  • Chứng từ thể hiện quyền thừa kế, sử dụng nhà.
  • Ảnh chụp, video ghi hình hiện trạng nhà.
  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất.

Những chứng cứ về quá trình sử dụng nhà là tài liệu quan trọng để xem xét, đánh giá xem tại thời điểm mua bán diện tích nhà có sự thay đổi gì so với thời điểm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà hay không? Người bán nhà có cải tạo hay xây dựng gì mới làm tăng giá trị quyền sử dụng nhà không? Có mua thêm hay bán bớt để gộp vào vào quyền sử dụng nhà sẵn có không? Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai?…

Giấy tờ nhân thân của các bên

Giấy tờ nhân thân của các bên như: căn cước công dân, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của các bên, … Những giấy tờ này là tài liệu để chứng minh tư cách cá nhân của các bên và là căn cứ để Tòa án xem xét vụ án tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không.

Mua bán nhà quận 7 giấy tờ sổ đó, pháp lý rõ ràng trên Thông tin dự án:


Nhà Q7 sát lộ Trần Xuân Soan gần cầu TT1 2,2 tỷ12 phút trước Quận 7

Cần Ra Gấp Nhà Ngay MT Lê Văn Lương MT TT Quận 7 4,15 tỷ39 phút trước Quận 7

Giấy tờ mua bán nhà

Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán nhà thì tài liệu chứng cứ liên quan đến quá trình mua bán, chuyển nhượng nhà là tài liệu không thể thiếu. Tùy từng trường hợp mà hợp đồng mua bán được xác lập khác nhau. Chưa nói đến giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà. Trên thực tế hợp đồng mua bán nhà có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác mà các bên lựa chọn.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất

Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp. Do đó, khi có khởi kiện tranh chấp tài sản, Tòa sẽ áp dụng mẫu số 23-DS (Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017 kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở đâu?

Tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP theo quy định của Luật Nhà Đất 2013, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, các bên không cần phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã mà có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giao dịch mua bán nhà luôn.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà

Khi có nhu cầu muốn được giải quyết tranh chấp hợp đồng khi mua bán nhà, các bên tranh chấp có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bất động sản là một quá trình phức tạp. Để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện các thủ tục thì người khởi kiện cần phải nắm rõ về các quy định liên quan. 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà

Sau đâu là các bước thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng khi mua bán nhà đất như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ khởi kiện là bước đầu tiên cần phải thực hiện nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp hợp đồng khi có giao dịch mua bán nhà. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện theo như nội dung hướng dẫn ở trên. 

2. Nộp hồ sơ ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất, bạn đọc có thể lựa chọn một trong các cách thức để nộp đơn ra Tòa như:

  • Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án.
  • Nộp qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.
  • Nộp qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh.

Sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán, Tòa án sẽ thông báo tới các bên liên quan, xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục tiếp theo để thụ lý giải quyết vụ án.

3. Nộp tiền tạm ứng và nhận thông báo thụ lý vụ án

Khi hồ sơ đã hợp lê, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện cần phải đến nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai đã nộp tiền cho Tòa án.

Sau khi nhận được biên lai, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và gửi thông báo đó cho nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.

4. Tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án

Sau khi vụ án được thụ lý, các bên liên quan sẽ tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án. Ở bước này, Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để giải quyết vụ án trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

  • Lấy lời khai, ý kiến của các bên liên quan.
  • Mở phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp và công khai chứng cứ và hòa giải.
  • Tiến hành thẩm định giá; xem xét tại chỗ tài sản; …
  • Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường các bên hòa giải thành công.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì xem xét đưa vụ án ra xét xử.

5. Tham gia phiên xét xử của vụ án

Trường hợp hòa giải không thành công, Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra phiên Tòa xét xử. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án.

6. Nhận bản án giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng

Sau khi vụ án đã được xét xử. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, hoặc từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết mà không có kháng cáo. Kể từ ngày tuyên án, trong thời hạn 1 tháng mà không có kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm