Trưng dụng đất là gì? Những điều liên quan đến trưng dụng đất ở Việt Nam

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 30-04-2022, 12:10 | Thị trường 24h

Trưng dụng đất là gì đang là một trong những câu hỏi rất nhiều người muốn biết, đặc biệt là những người đã và đang bị trưng dụng đất sẽ rất muốn tìm hiểu về vấn đề này để có những hướng giải quyết phù hợp nhất. Hôm nay Thông tin dự án của chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về thế nào là trưng dụng đất và những điều liên quan đến trưng dụng đất ở Việt Nam để các bạn tham khảo, qua đó sẽ có những hướng giải quyết tốt nhất và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Giới thiệu về trưng dụng đất

Theo như nghị định số 43/2014/NĐ-CP và căn cứ vào luật đất đai năm 2013 thì các cơ quan của nhà nước có thể trưng dụng đất của một cá nhân, pháp nhân, tổ chức để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Tuy nhiên nếu như trong quá trình trưng dụng và sử dụng đất có làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể thì sẽ phải tiến hành đền bù thiệt hại thỏa đáng, mức độ đền bù sẽ được thỏa thuận hoặc căn cứ vào quy định nhà nước.

Trưng dụng đất là gì? Những điều liên quan đến trưng dụng đất ở Việt Nam
Trưng dụng đất là gì đang là vấn đề nhiều người quan tâm

Thế nhưng không phải lúc nào nhà nước cũng được trưng dụng đất của dân mà các trường hợp trưng dụng đất cần phải được thông báo một cách rõ ràng, khi trưng dụng đất phải có văn bản kèm theo quy định của nhà nước về việc trưng dụng đất vào mục đích gì. Trong đó tại Khoản 1 Điều 72 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ ràng rằng: “Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.

Vì thế, khi bạn mua đất ở nhưng bỗng dưng bị trưng dụng đất mà không phải sử dụng vào những trường hợp trên thì bạn có quyền kiện cơ quan đó về tội trưng dụng đất trái phép, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đời sống của gia đình bạn.

Đơn vị nào có quyền thực hiện trưng dụng?

Việc trưng dụng đất không hề đơn giản, vì thế ai có quyền trưng dụng đất cũng là một trong những vấn đề mà cho đến nay rất nhiều người dân thắc mắc. Nhiều người thường nghĩ người có quyền trưng dụng đất sẽ là những người đứng cao nhất ở địa phương đó như: chủ tịch xã, chủ tịch phường, chủ tịch huyện,… tuy nhiên tất cả đều không phải.

Theo như luật đất đai 2013 có quy định rõ tại Khoản 3 Điều 72 đó là những người được phép trưng dụng đất của người dân bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.Bộ trưởng Bộ Công an.Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Bộ trưởng Bộ Y tế.Bộ trưởng Bộ Công Thương.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên việc trưng dụng đất của người dân cần có căn cứ và văn bản rõ ràng để người dân nắm rõ, người có thẩm quyền kể trên cũng phải đích thân tới những hộ dân bị trưng dụng quyền sử dụng đất để thông báo và tư vấn cho họ biết mà không được phép ủy quyền cho bất kỳ ai thay mình làm nhiệm vụ này.

Chỉ những cơ quan có thẩm quyền mới được phép trưng dụng đất

Hình thức thực hiện như thế nào?

Khi các bạn đã hiểu trưng dụng đất là gì rồi thì việc nắm bắt về hình thức quyết định trưng dụng đất cũng không phải lạ lẫm, thông thường thì tất cả quyết định trưng dụng đất sẽ phải thực hiện bằng văn bản do người có thẩm quyền ký và đóng dấu. Nếu như trường hợp bất khả kháng chưa thể đưa ra quyết định trưng dụng đất thì người có thẩm quyền phải xuống tận nhà tư vấn, vận động người dân và phải có giấy viết tay với chữ ký rõ ràng.

Nội dung của quyết định trưng dụng đất sẽ gồm:

  • Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đưa ra quyết định trưng dụng đất.
  • Tên, địa chỉ của người đang sở hữu đất.
  • Mục đích trưng dụng đất và thời hạn trưng dụng đất.
  • Vị trí lô đất, diện tích lô đất, loại đất sử dụng và tài sản gắn liền trên đất có những gì.
  • Thời gian hoàn thành trưng dụng đất và bàn giao trưng dụng đất cho người dân.

Quyết định trưng dụng đất này sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành và khi đó cơ quan nhà nước sẽ có quyền sử dụng đất của cá nhân vào mục đích chính đáng, bạn có thể giám sát quá trình sử trưng dụng đất của mình để đảm bảo người trưng dụng sử dụng đúng mục đích đã nêu.

Tin đăng mua bán đất Bình Dương:


Chính chủ bán đất mặt tiền sông Vĩnh Phú .Thuận An 5 tỷ36 phút trước Thành phố Thuận An

Bán lô đất thới hòa bến cát bình dương 3,65 tỷ47 phút trước Thị xã Bến Cát

Thời gian trưng dụng là trong bao lâu?

Theo như khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 nhà nước đã quy định về thời gian trưng dụng đất để sử dụng vào những mục đích chính đáng, theo như quy định thì thời gian trưng dụng đất sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định trưng dụng đất. Nếu như sau 30 ngày mà mục đích trưng dụng đất chưa hoàn thành thì cơ quan pháp lý có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa, khi quyết định gia hạn trưng dụng đất cũng phải thực hiện bằng văn bản do người có thẩm quyền ký và đóng dấu.

Như vậy các bạn có thể hiểu rằng việc quyết định trưng dụng đất nền của bạn sẽ chỉ được thực hiện tối đa 30 ngày và sau đó thời gian gia hạn cũng không quá 30 ngày, nếu trong văn bản quyết định trưng dụng đất nhà bạn mà có thời hạn nhiều hơn 30 ngày thì các bạn có thể kiến nghị lên cơ quan chức năng để yêu cầu những văn bản chính xác hơn.

Chỉ được phép trưng dụng đất của dân không quá 30 ngày

Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người dân như thế nào?

Bất cứ khoản nào trong lĩnh vực trưng dụng đất cũng sẽ được nhà nước quy định rõ ràng và việc hoàn trả đất trưng dụng cũng không phải ngoại lệ, theo như Khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định thì sau khi hết thời gian trưng dụng đất nhà nước sẽ phải trả lại đất cho người dân. Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người dân sẽ phải thực hiện theo đúng quy định và có văn bản rõ ràng, nếu như người bị trưng dụng muốn hiến đất cho nhà nước cũng sẽ phải làm thủ tục tặng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Có được bồi thường với đất đã trưng dụng hay không?

Nếu bạn đã hiểu trưng dụng đất là gì những lại chưa biết đền bù thế nào thì trong quy định tại Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013 đã viết rất rõ rằng: “Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.”

Vì thế, thông thường thì nhà nước sẽ không phải bồi thường cho người dân sau khi đã trưng dụng đất để sử dụng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà nhà nước phải bồi thường cho người dân sau khi trưng dụng quyền sử dụng đất, những trường hợp đó là:

  • Đất sau khi trưng dụng bị hủy hoại, không thể tiếp tục sử dụng.
  • Bị thiệt hại trực tiếp về thu nhập do việc trưng dụng đất gây ra.
  • Tài sản của người dân bị hư hại hoặc bị phá hủy sau khi trưng dụng đất.
Trưng dụng đất sẽ được bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra

Việc bồi thường thiệt hại cho người dân sẽ tùy từng hạng mục khác nhau và tùy từng mức độ thiệt hại khác nhau, nếu như thiệt hại về đất sẽ tính theo giá đất chuyển nhượng ở thời điểm hiện tại. Còn nếu như người dân gặp thiệt hại về thu nhập hoặc tài sản sẽ được tính việc đền bù dựa trên thu nhập hiện tại của cá nhân, tài sản hiện tại có giá trị như thế nào để tiến hành đền bù thỏa đáng nhất.

Trên đây là những thông tin về trưng dụng đất là gì cũng như các điều khoản liên quan đến trưng dụng đất mà Thông tin dự án muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng qua những thông tin trên của chúng tôi các bạn sẽ hiểu hơn về quy định trưng dụng đất cũng như có những phương pháp giải quyết hiệu quả khi không may có rủi ro xảy ra trong quá trình nhà nước trưng dụng đất của gia đình mình.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm