Sử dụng nguồn vốn FDI để phát triển dự án bất động sản có thực sự tốt như bạn nghĩ ?

| 31-07-2019, 10:16 | Thị trường 24h

Nguồn vốn FDI là nguồn vốn bổ sung cực quỹ giá cho lĩnh vực bất động sản, nhưng trên thực tế nhiều chuyên gia sau khi nghiên cứu và phân tích thị trường đã cho rằng việc quá lạm dụng vào nguồn vốn FDI cho thị trường bất động sản sẽ mang lại không ít rủi ro./


Xem thêm: TP.HCM: Bất động sản vẫn dẫn đầu về thu hút vốn FDI


1. Nguồn vốn FDI có tác động cực lớn đến thị trường bất động sản

Không thể phủ nhận rằng nguồn vốn FDI có tác động cực lớn đến thị trường bất động sản mà bạn không thể ngờ tới.

Theo như thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu Tư, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chính là lĩnh vực phát triển trọng điểm hiện nay và  đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đạt 478 triệu USD, chiếm 5,6% tổng vốn các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực trong 2 tháng đầu năm 2019. Cũng theo thống kê của đơn vị này, vào năm 2018, lĩnh vực bất động sản đã thu hút gần 6,6 tỉ USD vốn FDI, tăng gấp đôi so với năm 2017. Bất động sản chỉ xếp thứ 2 sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Việc dòng chảy của nguồn vốn FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản bước đầu có dấu hiệu mang lại nhiều tiến bộ tích cực cho lĩnh vực bất động sản, nhưng số vốn FDI ấy thực chất lại không đủ để giúp thị trường bất động sản tại Việt Nam có thể phát triển theo đúng như kỳ vọng đã được đề ra.



Trong những năm gần đây nguồn vốn FDI đổ dồn vào lĩnh vực bất động sản không hề nhỏ, trước bối cảnh thị trường bất động sản đang bị hạn chế phát triển từ tín dụng ngân hàng trong nước thì nguồn vốn FDI chính là phương án hỗ trợ kịp thời và đắt giá cho doanh nghiệp bất động sản khi đầu tư phát triển dự án.

Điều này cho thấy nguồn vốn FDI không chỉ là  nguồn vốn hỗ trợ, bổ sung cho lĩnh vực bất động sản mà còn tạo ra nhiều cơ hội và giá trị cho các doanh nghiệp địa ốc.

2. Lạm dụng nguồn vốn FDI có thê tiềm ẩn nhiều khó khăn

Mặc dù dòng vốn FDI đổ bộ vào lĩnh vực bất động sản khá lớn,  theo xu thế những tháng còn lại của năm 2019, bất động sản sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI mạnh hơn nữa. Nhưng trên thực tế việc lạm dụng nguồn vốn FDI mang lại nhiều giá trị không tốt với thị trường bất động sản.

Có không ít dự án bất động sản lớn đang bị đình trệ trong khi nguồn cung cao, khiến việc các dự án không bị vướng thủ tục tăng giá, điều này làm ảnh hưởng xấu đền thị trường bất động sản. Mặc dù việc này chủ yếu do chính sách và cơ chế, nhưng chúng ta cũng có thể thấy dòng vốn FDI vẫn đổ về lĩnh vực bất động sản nhưng có thể vẫn chưa đủ và chưa thực sự giúp cho thị trường này phát triển theo đúng kỳ vọng.

Việc lạm dụng nguồn vốn FDI cho thị trường bất động sản có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiều dự án bị giảm quy mô do vướng thủ tục, dự án bị điều chỉnh và kéo dài thời gian….. Một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành chuyển nhượng quỹ đất lấy lời cao hoặc mục đích chiếm dụng quỹ đất lớn ở vị trí đẹp…

Điều này chứng minh việc tính toán đến lợi ích lâu dài, các doanh nghiệp địa ốc cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng nguồn vốn FDI hay ưu đãi các dự án có nguồn vốn FDI. Trước tình trạng này nhiều doanh nghiệp cho rằng cơ quan  quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai hoặc thu hồi các dự án chậm tiến độ để tìm kiếm nhà đầu tư có tiềm năng…

3. Làm thế nào để giải quyết tình trạng khó khăn khi dự án FDI bị “đắp chiếu”?

Trên thực tế việc nguồn vốn FDI đổ bộ vào thị trường cùng với sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài  cũng mang lại nhiều kinh nghiệm phát triển cho bất động sản trong nước. Nhưng để có thể chọn được nguồn vốn FDI chất lượng thì việc thẩm định tiềm lực của nhà đầu tư nước ngoài kỹ càng cũng hết sức cần thiết, đảm bảo dự án trước khi bàn giao phải được chú trọng.

Một góc khuất khác từng xảy ra với dự án FDI bất động sản trong quá khứ, đó là việc nhiều dự án rơi vào tình trạng “đắp chiếu”, rồi “chết yểu”.  Chẳng hạn như khu đô thị  Bình Quới – Thanh Đa hay siêu dự án 500 triệu USD của Tập đoàn Berjaya đầu tư Khu đô thị mới Thạch Bàn – Hà Nội (.

Những dự án bất động sản bị “đắp chiếu” này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đô thị, tạo sức ỳ cho sự phát triển kinh tế địa phương và là rào cản cho những nhà đầu tư khác.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm