Người nước ngoài mua chung cư tại Việt Nam như thế nào cho đúng?

| 9-03-2022, 11:44 | Thị trường 24h

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, rất nhiều công ty, nhà máy được xây dựng, tạo nên công ăn việc làm, mời gọi nhiều chuyên gia nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Do đó, vấn đề người nước ngoài mua nhà chung cư và sinh sống tại Việt Nam ngày càng tăng và được nhiều người quan tâm. Thế nhưng người nước ngoài mua chung cư tại Việt Nam thì cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo nội dung này trong bài viết dưới đây nhé!

Người nước ngoài mua chung cư tại Việt Nam thì cần lưu ý gì?

Người nước ngoài có được mua chung cư không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của chính phủ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người nước ngoài không được mua bất động sản tại Việt Nam. Nhưng với câu hỏi người nước ngoài có được mua chung cư không thì đáp án sẽ là có. Bởi họ được mua nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ các trường hợp đặc biệt).

Điều kiện để người nước ngoài mua chung cư ở Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài mua chung cư ở Việt Nam 

Theo Điều 74 Nghị định 99/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng ưu tiên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, để người nước ngoài mua chung cư ở Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể:

Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức

Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở. 

Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

  • Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Căn cứ vào quy định trên, người nước ngoài có quyền được mua nhà ở Việt Nam bao gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng về nhà ở. Tuy nhiên, để mua nhà chung cư ở Việt Nam bạn phải đáp ứng được điều kiện đó là cá nhân phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam mà không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Một nội dung nổi bật tại Luật này là quy định về việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài. Cụ thể, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một chung cư. Nếu là nhà riêng lẻ thì trên một khu vực có số dân tương đương đơn vị hành chính cấp phường được mua, thuê mua, nhận tặng, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. 

Ngoài ra, các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu. Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.

Trình tự thủ tục và hồ sơ cần thiết khi người nước ngoài mua căn hộ tại Việt Nam

Thủ tục và hồ sơ cần thiết khi người nước ngoài mua căn hộ tại Việt Nam

Bước 1: Cá nhân và người nước ngoài mua căn hộ tại Việt Nam sẽ cần lập và ký kết văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Bước 2: Tiến hành công chứng hoặc chứng thực các giấy tờ sau:

  • 07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại và phụ lục (nếu có)
  • Bản sao (có chứng thực): chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị

Bước 3: Sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, người nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng bao gồm:

  • 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (đã công chứng, chứng thực)
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; bản sao (có chứng thực) biên bản bàn giao nhà ở
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế
  • Bản sao (có chứng thực): Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương
Những điều cần lưu ý khi mua chung cư tại Việt Nam

Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điểm a khoản này, sau đó bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau:

02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư, trong đó có 01 bản của cá nhân Việt Nam và 01 bản của người nước ngoài.

Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại; bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở (đối với trường hợp chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở)

Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc được miễn thuế theo quy định pháp luật.

Bước 4: Người nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài các giấy tờ theo quy định trên, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận các giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã đăng ký với chủ đầu tư; bản chính biên bản bàn giao nhà ở
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư

Luật mua bán chung cư cho người nước ngoài

Luật mua bán chung cư cho người nước ngoài

Theo Khoản 8, Điều 79 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở, thì nghiêm cấm tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. 

Nếu không còn nhu cầu sử dụng thì nhà được bán lại theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, cụ thể:

“Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dàiTrường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này

Có thể thấy, theo luật mua bán chung cư cho người nước ngoài trên thì người nước ngoài có thể chuyển nhượng nhà cho người Việt Nam để tiếp tục sở hữu lâu dài như bình thường. Trường hợp chuyển nhượng cho người nước ngoài thì người đó sẽ sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. 

Trên đây là một số thông tin và quy định liên quan về việc người nước ngoài mua chung cư ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và nắm được thông tin mới nhất về vấn đề này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết có liên quan tại Thông tin dự án nhé.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm