Bất ngờ: Danh hiệu “Công ty tồi tệ nhất năm 2021” gọi tên Facebook

| 27-12-2021, 16:30 | Thị trường 24h

Công ty Meta (tên gọi mới của Facebook) được bình chọn là công ty tồi tệ nhất năm 2021.

Facebook đổi tên nhưng không đổi được vận

Cứ đến cuối năm, tổ chức Yahoo! Finance lại tổ chức một cuộc bình chọn trên quy mô toàn cầu. Mục đích là tìm ra những công ty tốt nhất và tồi tệ nhất năm. Cuộc khảo sát của Yahoo! Finance dựa trên 3 yếu tố. Gồm hoạt động của công ty. Sự thay đổi về giá trị vốn hóa của công ty trong một năm. Các thành tựu khác mà một công ty đạt được trong năm.

Năm 2021 này, Facebook đã được xướng tên ở hạng mục “công ty tồi tệ nhất năm”. So với đơn vị về nhì là công ty thương mại điện tử Alibaba đến từ Trung Quốc. Thì số phiếu bình chọn dành cho Facebook nhiều hơn 50%.

Bất ngờ: Danh hiệu “Công ty tồi tệ nhất năm 2021” gọi tên Facebook
Công ty Facebook mới đổi tên thành Meta với nhiều tham vọng mới.

Ngôi vương ở vị trí “công ty tốt nhất năm” cũng thuộc về một công ty công nghệ. Đó chính là gã khổng lồ Microsoft do Bill Gates và Paul Allen đồng sáng lập. Vì đã đạt được giá trị  vốn hóa thị trường là 2.000 tỷ USD. Cùng với đó là giá cổ phiếu tính đến thời điểm hiện tại đã tăng 53% .

Cuộc khảo sát mở, được thực hiện trên Surveymonkey thông qua Yahoo! Finance từ ngày 4/12 đến ngày 5/12/2021. Thu hút được 1.541 người tên khắp thế giới tham gia.

Nguyên nhân Meta nhận về danh hiệu “xấu” 

Kiểm duyệt và quyền riêng tư là hai nguyên nhân chính mà người tham gia khảo sát bỏ phiếu. Facebook dính vào những lo ngại của công chúng về quyền riêng tư của người dùng trong suốt nhiều năm qua. Facebook còn đấu tranh với Apple về những thay đổi trong iOS và iPadOS khiến các công ty khó theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web khác.

Họ cho rằng Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ dựa vào quảng cáo của Facebook để thu hút khách hàng mới. Điều này đã khiến sự tăng trưởng của công ty bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, còn có một số người cho rằng Facebook (Meta) “phá hoại nền dân chủ trên toàn thế giới”.

Facebook sở hữu nhiều ứng dụng.

Ứng dụng Instagram thuộc sở hữu của Facebook cũng là một nhân tố. Khi một số người tham gia khảo sát cho rằng ứng dụng này ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Đặc biệt khi ứng dụng này nhắm tới đối tượng mục tiêu là trẻ em.

Bà Frances Haugen, cựu Giám đốc phụ trách sản phẩm của Facebook tiết lộ hãng công nghệ này biết rõ các công cụ của mình có nguy cơ làm trầm trọng thêm chứng rối loạn ăn uống hoặc ý nghĩ tự tử của giới trẻ. Theo một báo cáo, có hơn 30% số trẻ em gái tuổi vị thành niên sử dụng Instagram nói rằng nền tảng này khiến các em ngày càng cảm thấy không hài lòng với cơ thể của mình. Báo cáo bị rò rỉ cũng cho thấy 13% người dùng tuổi vị thành niên ở Anh và 6% người dùng ở Mỹ có ý định tự tử.

Những sự cố về hệ thống của Facebook cũng được nhắc tới. Gần đây nhất vào khoảng 22h34’ ngày 4/10 theo giờ Việt Nam, mọi dịch vụ của Facebook trên toàn cầu bao gồm trang chủ Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp đều đã không thể truy cập được trong hơn 2 tiếng. Người dùng truy cập vào trang chủ của Facebook sẽ thấy thông báo lỗi mạng khi tình trạng kết nối quá lâu. Theo chuyên trang theo dõi sự cố toàn cầu DownDetector, các dịch vụ của Facebook hiện đang ghi nhận sự cố khắp thế giới với hơn 82.000 báo cáo lỗi trên trang chủ Facebook.com, 76.000 báo cáo lỗi trên Instagram.

Một số người tham gia khảo sát nói rằng: “Facebook có thể tự khắc phục bằng cách thừa nhận và xin lỗi về những gì họ đã làm và quyên góp một lượng lợi nhuận khá lớn cho một nền tảng để giúp đảo ngược tác hại của nó”.

Facebook giảm uy tín sau khi đổi tên công ty

Cuối tháng 10/2021, tại hội nghị Facebook Connect, Facebook cho biết họ sẽ đổi tên thành Meta. Điều này phản ánh tham vọng ngày một lớn, vượt phạm vi của một mạng xã hội.

Tên mới của Facebook lấy cảm hứng từ metaverse (siêu vũ trụ), mô tả tầm nhìn làm việc và giải trí trong thế giới ảo. CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết: “Ngày nay, mọi người nhìn nhận chúng tôi như một công ty mạng xã hội, tuy nhiên, trong DNA của mình, chúng tôi là một công ty phát triển công nghệ để kết nối mọi người và siêu vũ trụ là mặt trận tiếp theo, giống với mạng xã hội khi chúng tôi vừa bắt đầu”.

Mark Zuckerberg tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào ngày 11/4/2021.

Tuy nhiên tham vọng này của Facebook đã nhận được tác dụng ngược. Đó là sự sụt giảm về uy tín. Đây là kết quả trong một báo cáo từ The Harris Poll. The Harris Poll là một công ty giám sát lòng tin thương hiệu.

Báo cáo của The Harris Poll cho thấy, niềm tin của công chúng dành cho Facebook giảm nghiêm trọng. Đặc biệt sau khi công ty này thông báo thay đổi tên. Cụ thể, niềm tin của công chúng với Meta đã giảm từ 11% xuống chỉ còn 6,2% điểm tin cậy.

Hình ảnh của Facebook vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau các bê bối. Sau khi có những tiết lộ của các cựu nhân viên tố cáo công ty. Về việc kiếm lợi nhuận bất chấp việc mặc dù biết sẽ ảnh hưởng xấu đến người dùng. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg cho biết, việc đổi thương hiệu không liên quan gì đến những bê bối đang tồn tại. Mà để định vị lại mục tiêu của mạng xã hội có nhiều người dùng nhất thế giới này.

Tờ New York Times nhận xét “Facebook đang trên đà suy giảm chậm một cách đều đặn”. Khi vướng liên tiếp vào những bê bối tai tiếng. Đồng thời mạng xã hội này nhận ngày càng nhiều ánh nhìn tiêu cực từ người dùng.

Hiện tại, Facebook có thể sa sút, nhưng mạng xã hội này vẫn là một trong những công ty có tầm ảnh hưởng lớn, với khả năng tác động đến đời sống của nhiều người trên toàn cầu.

Facebook thành lập vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg. Sau 2 năm, đến năm 2006, mạng xã hội này mới được ra mắt với cho người dùng toàn cầu. Từ đó đến nay, Facebook đã có bước phát triển vượt bậc để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nếu là một quốc gia, mạng xã hội Facebook sẽ là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Mỗi ngày có 2,6 tỷ người sử dụng ít nhất một trong các ứng dụng của Facebook. Số người sử dụng tăng lên mỗi ngày.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm