Thành phố Thủ Đức gồm những quận nào? Một số khu vực trọng điểm

| 7-04-2022, 14:40 | Thị trường 24h

Thành phố Thủ Đức gồm những quận nào? Một số khu vực trọng điểm
Thành phố Thủ đức gồm những quận nào

Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thành lập sau 2 năm xúc tiến để để trở thành Thành phố phía Đông. Đây là khu vực đang nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư bất động sản. Nếu bạn đang nhắm đến thành phố này thì bạn nên nắm rõ một vài thông tin cơ bản. Ví dụ như thành phố Thủ Đức gồm những quận nào? Nơi nào đang là khu vực trọng điểm? Những dự án đáng chú ý trong tương lai? Tất cả những thông tin này sẽ được bật mí ngay bên dưới đây.

Sơ lược về Thành phố Thủ Đức

Trước khi tìm hiểu thành phố Thủ Đức gồm những quận nào thì bạn cần nắm rõ sơ lược về khu vực này. Thành phố Thủ Đức được chính thức thành lập vào giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021. Thủ Đức được mệnh danh là Thành phố phía Đông:

  • Sở hữu tổng diện tích lên đến 22.000 ha.
  • Quy mô, sức chứa lên đến hơn 1 triệu dân.
Thành phố Thủ Đức sẽ trở thành kinh đô ánh sáng của Hồ Chí Minh

Thành phố Thủ Đức được quy hoạch với định hướng sẽ trở thành “kinh đô ánh sáng”, là trụ cột cho nền công nghệ khoa học của nước nhà. Trong tương lai, tại đây sẽ quy tụ ngày càng nhiều khu công nghệ cao, các trường đại học và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các nhà chức trách mong muốn thành phổ này sẽ trở thành hạt nhân kinh tế mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thành phố nói riêng, nước nhà nói chung.

Thành phố Thủ Đức nằm ở vị trí quan trọng đối với nền kinh tế khu vực miền Nam. Tọa lạc tại đầu mối giao thông huyết mạch, kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với những khu vực lân cận. Đặc biệt, tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm. Khi được đưa vào sử dụng chính thức trong tương lai sẽ biến Thủ Đức địa điểm cực có giá trị.

Thành phố Thủ Đức gồm những quận nào?

Thành phố Thủ Đức gồm những quận nào? Thành phố Thủ Đức gồm 3 quận có quy mô, diện tích lớn với mục tiêu phát triển theo hướng khu đô thị sáng tạo. Thành phố Thủ Đức hình thành dựa trên sự sáp nhập 3 quận: Thủ Đức, quận 2 và quận 9. Đặc điểm của từng quận được sáp nhập như sau:

Thành phố Thủ Đức gồm Quận 2, 9 và Thủ Đức

Quận 2

Quận 2 tọa lạc tại phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích đạt 49,79 km2; nằm tiếp giáp với quận 1, 7 và Bình Thạnh. Quận 2 nổi tiếng là khu vực quy tụ nhiều dự án khu đô thị, chung cư cao cấp bậc nhất, điển hình như An Phú, Thảo Điền. Bên cạnh đó còn có những khu thương mại, trung tâm giải trí đình đám như Đảo Kim Cương, Vincom Mega Mall Thảo Điền, khu đô thị Sala,…

> Tham khảo: Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025: hướng đa trung tâm 

Quận 9

Quận 9 cách trung tâm thành phố 13km về phía Đông, dọc theo hướng xa lộ Hà Nội. Đồng thời tiếp giáp với những khu vực trọng yếu như Biên Hóa, Quận 2, Quận Thủ Đức, Dĩ An,… Tổng diện tích của quận lên đến 113,97 km2. Hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực được quy hoạch rất đồng đều, kết nối xuyên suốt giao thông đường bộ, hàng hải, hàng không và đường sắt. Việc lưu thông giữa Quận 9 và các khu vực lần cận vô cùng thuận tiện nhờ sự xuất hiện của tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

Quận 9 cũng là địa điểm vàng được nhiều tập đoàn công nghệ, điện tử lớn lựa chọn. Điển hình như Samsung, Intel,… Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực đại diện cho nền giáo dục, giải trí, văn hóa của nước nha. Bởi tại đây là nơi tọa lạc của nhiều trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Long Phước; Ngoài ra còn có Cảng Phú Hữu, Công viên Văn hóa Dân tộc, khu du lịch Suối Tiên,…  

Quận Thủ Đức

Quận Thủ Đức nằm ở phía Đông Bắc Tp. Hồ Chí Minh, với diện tích 47,8 km2 và được chia làm 12 phường. Địa bàn sở hữu nhiều khu vực, khu chức năng trọng yếu như làng đại học Thủ Đức, Ga Bình Triều tuyến đường sắt Bắc – Nam, khu chế xuất Linh Trung. Khu vực phía Tây Nam của quận được bao quanh bởi sông Sài Gòn.

Tại Quận Thủ Đức cũng có sự góp mặt của nhiều dự án lớn. Ví dụ như Khu thương mại GigaMall, làng ẩm thực Thủ Đức, trung tâm thương mại Vincom, đường ẩm thực Thống Nhất,… Riêng về mặt vị trí địa lý thì không còn gì để chê bởi xung quanh đều giáp với nhiều quận huyện trọng yếu như:

  • Phía Bắc giáp với Thuận An và Thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
  • Phía Nam giáp với Quận Gò Vấp và Quận Bình Thạnh.
  • Phía Đông giáp với Quận 9.
  • Phía Tây giáp với Quận 12.

> Đọc thêm: Quy hoạch khu dân cư đại học: Thách thức và cơ hội 

Mục tiêu của Thành phố Thủ Đức hướng đến khu đô thị sáng tạo

Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là thành phố hiện đại bậc nhất, với những khu chức năng hiện đại, nền giáo dịch hàng đầu. Khu vực này sẽ được quy hoạch lại toàn bộ, sử dụng cho mục đây xây dựng, triển khai hàng loạt dự án mang tầm quốc tế. Từ cái tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, trường học, khu công nghệ,… 

Thành phố Thủ Đức sẽ là khu vực dẫn đầu về công nghệ, đời sống tương lai

Đây sẽ là nơi thử nghiệm cho một tiêu chuẩn sống mới, đẳng cấp và thông minh hơn. Hứa hẹn đưa người đời sống của người dân việt Nam lên tầm cao cao mới. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ nước nhà, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,…

Điểm danh 6 trọng khu sẽ được xây dựng ở Thành phố Thủ Đức

Trong tương lai, tại Thành phố Thủ Đức sẽ có 6 khu vực trọng điểm trọng điểm sẽ được xây dựng sau:

1. Thủ Thiêm – Trung tâm công nghệ và tài chính

Thủ Thiêm sẽ trở thành khu trung tâm công nghệ kinh tế

Thủ Thiêm sẽ được quy hoạch xà xây dựng để trở thành trung tâm mới, tân tiến, tiện nghi bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 647 ha. Đây sẽ là nơi được xây dựng các khu chức năng chính, khu thương mại cao cấp, trung tâm giải trí tại khu vực thuộc vị trí quốc tế. Thủ Thiêm sẽ được chia thành 8 khu chức năng chính. Mỗi khu sẽ có những đặc tính, đặc điểm, chức năng riêng, từ công năng sử dụng cho đến công trình điểm nhấn.

2. Rạch Chiếc – Khu thể thao, sức khoẻ 

Rạch Chiếc được định hướng sẽ trở thành trọng khu về kinh doanh mảng thể thao, sức khỏe tại Đông Nam Á. Khu vực sẽ là đại diện cho nền y học, thể thao,… của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung. Và được đặt niềm tin sẽ vươn tầm quốc tế.

Rạch Chiếc thúc đẩy ngành thế thao và y học

Khu vực sẽ tiến hành cải tạo hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng, thuận tiện cho việc di chuyển. Đặc biệt, Rạch Chiếc sẽ xây dựng thêm sân bay, đường vành đai, tàu điện Metro, đường cao tốc,… Thuận tiện cho việc lưu thông, đưa Rạch Chiếc trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giải trí thể thao của vùng.

3. Khu công nghệ cao (SHTP) – Trung tâm sản xuất tự động hóa

Khu công nghệ cao (SHTP) là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư trong và nước nhất ở thời điểm hiện tại. Hằng năm SHTP luôn có hơn 150 dự án, được đầu tư với tổng trị giá vốn lên đến trên 7 tỷ USD. Chính vì thế KCN cao Tp.HCM được xem như là điểm sáng của nền công nghệ nước nhà, thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo và sản xuất.

Khu công nghệ cao thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài

Và SHTP cũng đang là nơi được nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn “đổ” vốn vào. Vị dụ như Nidec (Nhật Bản) đầu tư 296 triệu USD, Samsung đầu tư 2 tỷ USD, Intel đầu tư 1,04 tỷ USD,… 

4. Đại học Quốc gia – Khu trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục

Đại học Quốc gia Tp.HCM là nơi tập trung của quần thể giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Đồng thời cũng là trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo với hàng loạt công ty Startup tiềm năng. Thông qua đó mở rộng khả năng sáng tạo, nghiên cứu nhớ việc gia tăng sự hợp tác, cọ xát thực tế với đa lĩnh vực công nghiệp.

Đại học Quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục

Hiện tại khu Đại học Quốc gia Tp.HCM đang quy tụ nhiều trường top đầu của Việt Nam. Có thể kể đến như:

  • Đại học Bách khoa.
  • Đại học Khoa học tự nhiên.
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
  • Đại học Quốc tế.
  • Đại học Công nghệ thông tin.
  • Đại học Kinh tế – Luật.
  • Viện Môi trường – tài nguyên. 

Ngoài ra còn có sự góp mặt của 26 đơn vị trực thuộc khác. Tổng lượng sinh viên đạt khoảng 55.000 em đang theo học. 

> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 

5. Tam Đa – Trung tâm công nghệ sinh thái 

Tam đa là một trong những địa bàn vừa được Tp.HCM đề xuất quy hoạch lại nhằm thu hút vốn đầu tư. Diện tích quy hoạch lại được đề xuất là 25ha. Khu vực hiện đang được dùng làm quỹ đất an ninh quốc phòng – quân sự, thuộc đồ án quy hoạch dùng làm khu dân cư Tam Đa.

Tam Đa được đính hướng để trở thành trung tâm công nghệ sinh thái

Với định hướng từ các nhà chức trang, khu vực sẽ được phát triển làm trung tâm công nghệ sinh thái. Hỗ trợ phát triển, thúc đẩy các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ẩm thực,…

6. Trường Thọ – Khu đô thị tương lai

Trường Thọ là dự án khu đô thị mang tính cách mạng nhất trong lĩnh vực đời sống và công nghệ. Đưa công nghệ vào trong đời sống thường ngày, hướng đến sự tiện nghi, thông minh. Khu vực sẽ tái sử dụng các cảng ven sông cũ làm địa điểm để xây dựng dự án đô thị tương lai. Cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư ở mức tối ta, đầy đủ hình thức giao tiếp, di động tân tiến. Xây dựng thích ứng và đưa lĩnh vực công cộng, truyền dữ liệu lên một tầm cao mới.

Trường Thọ sẽ là khu đô thị của tương lai

Vậy đó chính là câu trả lời cho thành phố Thủ Đức gồm những quận nào và những thông tin liên quan. Đây là khu vực rất đáng đầu tư, chắc chắn sẽ sinh lãi cực khủng trong tương lai. Nếu bạn muốn đầu tư bất động sản thì đừng quên ghé trang Mogi.vn để tìm được nhiều thông tin bổ ích và chuẩn xác nhất nhé!

>Xem thêm:

  • Saigon Sports City: Siêu dự án tỷ đô sẽ tiếp tục trễ hẹn ?
  • Những dự án Quận 2 – TP.Thủ Đức tại Thạnh Mỹ Lợi
  • Cư dân Lexington Residence đón tin vui sau 4 năm đợi mòn mỏi
Từ khoá : Thị trường
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm