Tuyên Quang phát triển hạ tầng đô thị bền vững

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 1-07-2021, 19:51 | Thị trường 24h

Tuyên Quang phát triển hạ tầng đô thị bền vững

Trong khâu đột phá này, phát triển đô thị là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Để phát triển hạ tầng đô thị bền vững, tỉnh Tuyên Quang cần huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ đất.

Kết quả đạt được trong quá trình đô thị hóa của Tuyên Quang

Nhận thức rõ vai trò, vị thế, tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa, những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đầu tư phát triển các đô thị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Hệ thống đô thị trong Tỉnh không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các đô thị từng bước được đầu tư, xây dựng và phát triển mạnh. Tỉnh đã quy hoạch các cụm dân cư, tập trung gắn với phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Tỷ lệ đô thị hóa của Tỉnh năm 2020 đạt 21,45% gấp 1,5 lần so với năm 2015. Tuyên Quang từ một tỉnh chỉ có 01 thị xã và 05 thị trấn huyện lỵ khi tái thành lập tỉnh vào năm 1991 thì đến nay sau gần 30 năm phát triển, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện với 7 đô thị, gồm thành phố Tuyên Quang và trung tâm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.

Trong đó, đã tập trung xây dựng thành phố Tuyên Quang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II, 04 thị trấn gồm Vĩnh Lộc, Tân Yên, Na Hang, Sơn Dương là đô thị loại IV và 02 trung tâm huyện Yên Sơn và huyện Lâm Bình là đô thị loại V. Các dự án đầu tư xây dựng tăng nhanh cả về số lượng, quy mô, tổng mức đầu tư, dần hình thành một số khu đô thị mới theo hướng hiện đại.

Các đô thị được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tỷ lệ dân đô thị được cung cấp nước sạch đạt 98%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 95%; 100% các tuyến đường chính, 90% các tuyến đường nhánh và trên 65% các đường ngõ xóm được chiếu sáng.

Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Tuyên Quang năm 2020 đạt 21,45% gấp 1,5 lần so với năm 2015. Tuyên Quang từ một tỉnh chỉ có 01 thị xã và 05 thị trấn huyện lỵ khi tái thành lập tỉnh vào năm 1991 thì đến nay sau gần 30 năm phát triển, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện với 7 đô thị, gồm thành phố Tuyên Quang và trung tâm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.

Kết quả huy động nguồn lực từ đất phát triển hạ tầng đô thị bền vững giai đoạn 2013-2019

Theo Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ban hành ngày 25/7/2017 của tỉnh Tuyên Quang, thì tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã như sau:

(i) Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% với các khoản thu về đất đai như sau:

+ Tiền sử dụng đất của các dự án do cấp tỉnh quản lý(trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý);

+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp tỉnh quản lý;

+ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc cấp tỉnh quản lý.

(ii) Ngân sách cấp huyện hưởng 100% với các khoản thu về đất đai như sau:

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp (không bao gồm thu từ hộ gia đình);

+ Tiền sử dụng đất do cấp huyện quản lý(trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý);

+ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kểtiền thuê đất, thuê mặt nước từhoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (trừtrường hợp khác phân chia theo quyết định điều hành riêng của UBND tỉnh);

+ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập vàcác đơn vị, tổchức khác thuộc cấp huyện quản lý;

Các khoản thu ngân sách từ đất như: tiền thuê đất, từ bán tài sản nhà nước, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... thuộc quản lý ở cấp nào thì cấp đó được giữ lại để phụ vụ cho các khoản chi tại cấp đó. Với việc các cấp được giữ lại toàn các khoản thu từ đất đai tạo điều kiện cho cấp đó chủ động trong việc cân đối các khoản chi và đặc biệt là các khoản chi về phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã tăng tỷ lệ huy động nguồn lực đất đai từ các doanh nghiệp và cộng đồng, giảm gánh nặng cho NSNN, vận động, thuyết phục sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp. Tỉnh chủ yếu sử dụng phương thức vận động, thuyết phục sự đóng góp nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng công trình hạ tầng đô thị (HTĐT), đặc biệt là các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn có đường HTĐT chuẩn bị xây dựng đi qua.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang cũng tập trung vào các doanh nghiệp mạnh, có quy mô lớn và các doanh nghiệp khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, khoáng sản để kêu gọi các doanh nghiệp này tự nguyện đóng góp xây dựng đường HTĐT. Ngoài ra, Tỉnh cũng có các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư làm đường HTĐT.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn lực từ đất đai chưa được khai thác một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây. Huy động nguồn lực đất đai từ cộng đồng để phát triển HTĐT trong đó chủ yếu là giao thông tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển HTĐT của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để xây dựng các công trình đường HTĐT, thông thường nguồn vốn huy động đóng góp, hiến đất của cộng đồng phải kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của NSNN.

Tỉnh chưa thực sự phát huy được sự tham gia của doanh nghiệp như một đối tác quan trọng trong phát triển HTĐT. Trong khi đó, tiềm lực của các doanh nghiệp có thể đầu tư, đóng góp, hỗ trợ làm phát triển hạ tầng rất lớn. Việc vận động, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền mà chưa phân tích một cách kỹ lưỡng lợi ích mà việc xây dựng đường HTĐT mang lại như:

Việc đi lại dễ dàng góp phần nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp địa phương, tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ… Do đó, doanh nghiệp nếu có đóng góp thì nhiều khi chỉ mang tính hình thức, qua loa nên giá trị đóng góp rất thấp.

Giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực đất đai

Để phát triển HTĐT bền vững, tỉnh Tuyên Quang cần huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ đất. Theo đó, các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm:

Tăng cường khai thác có hiệu quả giá trị quỹ đất ở địa phương

- Tiến hành kiểm kê, nắm chắc và đầy đủ các tài sản công như quỹ đất, quỹ nhà, không để tài sản nào vô chủ, đồng thời có kế hoạch khai thác sử dụng các nguồn này một cách có hiệu quả.

- Ngăn chặn tình trạng các cơ quan nhà nước ở địa phương, nhất là cấp xã, phường không thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đất đai như: cấp đất sai thẩm quyền, tự ý cho xây dựng, tự ý khoanh lô bán đấu giá thu tiền trái phép. Đồng thời, cần tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nhà, đất của các cơ quan, các tổ chức kinh tế. Kiên quyết thu hồi diện tích đất không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội. Tích cực triển khai thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê để thu hồi vốn vào NSNN.

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, đất làm nhà ở đô thị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bảo đảm cho NSNN tăng nguồn thu từ hoạt động mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ đó có thêm nguồn vốn phân bổ cho GTNT.

- Khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường. Điều tiết hợp lý giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất đem lại, thu khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ như trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, quảng cáo, các công trình khác...

Hoàn thiện công tác thu hồi đất cho phát triển cơ sở hạ tầng

Quản lý, cập nhật hồ sơ địa chính: Cần thường xuyên cập nhật hồ sơ địa chính làm cơ sở xác định đối tượng bồi thường hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần vận động, tuyên truyền người sử dụng đất phải đăng ký biến động khi thực hiện chuyển đổi, tặng cho, nhận thừa kế... Cần tăng cường kiểm tra ngăn chặn kịp thời và xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp lấn chiếm đất, buộc các đối tượng lấn chiếm đất phải trả lại đất và khôi phụ lại hiện trạng ban đầu...

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến người dân, cộng đồng giúp người dân nắm bắt được chủ trương của Nhà nước, từ đó, giúp họ có ý thức trách nhiệm trong việc giải phóng mặt bằng, bàn giao đất thực hiện dự án.

Huy động nguồn lực đất đai từ cộng đồng

Thứ nhất, huy động sự tham gia, đóng góp phải gắn với lợi ích sử dụng của người dân, tức là huy động sự tham gia, đóng góp của địa phương nào thì đầu tư xây dựng trực tiếp vào HTĐT của địa phương đó, tránh sử dụng sai mục đích.

Thứ hai, mức huy động đóng góp phải phù hợp với khả năng tài chính của nhân dân ở mỗi vùng và mỗi thời điểm nhất định. Khi huy động đóng góp phải căn cứ vào khả năng tài chính và cân đối với các khoản đóng góp khác để xây dựng mức huy động hợp lý.

Thứ ba, công khai minh bạch trong việc huy động cũng như trong quá trình sử dụng nguồn vốn đóng góp và nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tổ chức họp bàn công khai, dân chủ và đi đến thống nhất về trình tự, các bước tiến hành, mức đóng góp của mỗi hộ gia đình.

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá nhằm huy động tối đa các nguồn lực từ đất đai

Đánh giá tổng quan từ các dự án thí điểm ban đầu của Tỉnh cho thấy, hình thức hợp tác công – tư (PPP) đã giảm thiểu đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong đầu tư kết cấu hạ tầng cũng như dịch vụ công trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp hiện nay.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có dự án đầu tư nào theo hình thức PPP. Là địa phương đi sau áp dụng hình thức PPP, Tuyên Quang có thể rút ra các kinh nghiệm từ các địa phương đi trước nhằm phát huy tối đa hiệu quả. Với đặc thù là một tỉnh miền núi với nhiều khó khăn, thì tỉnh nên chọn hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) để phát triển cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng.

Hợp đồng dự án BT là hợp đồng xây dựng và chuyên giao cơ sở hạ tầng bao gồm tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan, nhằm đặt được những lợi ích đã thương thảo trước đó.

Địa phương kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng cho địa phương, sau khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cho địa phương xong sẽ chuyển giao công trình cho địa phương. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ được địa phương tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án xây dựng khác để có thể thu hồi vốn đầu tư cũng như tạo ra lợi nhuận hoặc là thanh toán chi phí cho các nhà đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã được kí kết trước đó.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm