TP.Hồ Chí Minh: Bất chấp đại dịch, giá BĐS khu vực vẫn tăng đều

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 31-07-2021, 09:45 | Thị trường 24h

Trong thời đại dịch, phần lớn các thị trường bị giảm sút. Thế nhưng, giá nhà ở TP.HCM vẫn tăng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân từ hân 2 yếu tố: góc độ Nhu Cầu và góc độ Đầu tư.


Nguồn Nhu Cầu lớn: 

Một thành phố với dân số hơn 10 triệu dân và nhu cầu người dân về nhà ở là có thật. Số lượng Nguồn Cung dự án xây dựng nhà ở vẫn chưa đáp ứng tương đương với lượng dân số. 

Đối với các đô thị lớn như TP.HCM hoặc Hà Nội, theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng: “diện tích áp dụng bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người”  – những tiêu chuẩn này đã hơn 20 năm nay, vẫn chưa tăng lên được, bởi chúng ta không có nhiều nguồn cung mới.

Nhiều chi phí bị đẩy lên

Giá lên cao bởi còn có một lực đẩy nữa, mà chi phí đẩy này cho chúng ta thấy đây là một nỗi khổ của nhà phát triển bất động sản và nỗi khổ của người tiêu dùng.

Giả định trước đây khu vực Thủ Đức, người ta có kế hoạch kinh doanh, với mức để giá bán khoảng 25 đến 30 triệu/ m2. Nhưng bất ngờ, họ bị quy định rất chặt về việc cấp phép mới, pháp luật, quyền sử dụng đất….Dự án nhà ở của họ kéo càng dài, thì chi phí càng cao. Và họ bán không còn giá 25 đến 30 triệu/ m2 như cũ, mà lên thành 40 triệu -> 50 triệu/ m2.

Có 1 thực tế, các nhà đầu tư để ra được giấy phép 1/500 (quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500), rồi để ra được giấy nghĩa vụ tài chính, quyền sử dụng đất… tốn ít nhất 6 tháng đến 1 năm hợp tổ liên ngành. Như vậy, giá trị đầu vào của dự án bị đẩy lên, dẫn đến giá thành đẩy lên rất cao. 

Nhu cầu cần mua nhà ở rất lớn, rất cần nguồn cung cấp, có thể thấy như dân số thành phố HCM, trung bình 12 triệu dân. Họ là những cặp vợ chồng trẻ, từ các tỉnh vào sống và học tập, những người sống trong một thế hệ nhiều gia đình…, nhu cầu nhà ở của họ rất lớn. Bài toán về nhà ở là bài toán nhức nhối nhất của các đô thị. Kể cả trong khu vực và thế giới, không riêng gì Việt Nam.

Góc độ đầu tư

Nhìn lại toàn bộ thời kỳ lịch sử và các thời kỳ trên thế giới chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, thì các kênh và các quỹ đầu tư sẽ chuyển sang loại hình trú ẩn khác như: Vàng và bất động sản.

Như vậy, đối với Việt Nam, xét về các cơ hội đầu tư trong bối cảnh hậu COVID-19, họ sẽ chọn kênh nào, hay sản phẩm nào để đầu tư? có nên gửi tiền kiệm với lãi xuất ngân hàng là 5 -> 6%?.. Trước các lựa chọn này, thì nhiều người đang chọn kênh đầu tư vào bất động sản. 

Bởi nếu đầu tư vàng, không phải ai mua cũng đem về nhà được. Gửi vàng ở ngân hàng thì tốn thêm phí tiền gửi. Vì thế, việc đầu tư được chuyển hướng sang bất động sản. 

Ví dụ một người có 1 tỷ đồng trong tay (đối với một người tốt nghiệp đại học sau 10 năm và lao động để có được 1 tỷ thì việc để dành được 1 tỷ là rất lớn). Tuy nhiên, 1 tỷ để mua nhà thì không đủ, thì họ mua đất. Bởi nếu họ gửi ngân hàng tiết kiệm thì lời chỉ 5,6 %. Vì vậy, họ chọn mua đất. 

Thị trường bất động sản sôi động trong thời gian qua vì họ chuyển tiền sang những kênh dự trữ. Và giá tăng là giá thật. 

Thông thường, với những người gầy dựng được đồng tiền thực sự từ mồ hôi công sức, họ rất thông minh. Họ không để đồng tiền của họ trôi nổi, mà họ giữ cho đồng tiền của họ. Thế nên, dù bất động sản tăng giá, nhưng họ vẫn phải mua, vì đó là một trong những kênh tích trữ an toàn.

Đặc biệt, đối với thị trường của châu Á, Đông Nam Á nói riêng, thì Việt Nam là một trong những nơi mà nguồn tiền tích trữ trong đất đai bất động sản rất lớn.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm