Bất chấp dịch bệnh, bất động sản Mỹ vẫn phát triển thịnh vượng

| 7-06-2021, 12:49 | Thị trường 24h

Khám phá bức tranh toàn cảnh về thị trường Bất động sản nhà ở của Mỹ, cách họ vượt qua đại dịch. Việt Nam đang trong giai đoạn nóng của làn sóng đại dịch Covid, liệu lịch sử thị trường Việt Nam tăng trưởng có lặp lại?

Trong “Nguy có Cơ”

Có thể nói rằng phần lớn các thị trường tài chính thế giới đã trải qua mức độ hỗn loạn vô song vào năm 2020. Đại dịch toàn cầu gây ra sự giảm sút kinh tế mạnh ở tất cả các quốc gia, khiến một loạt các thị trường toàn cầu suy sụp – trong nhiều trường hợp, cả cung và cầu đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự tàn phá rõ thấy nhất như câu chuyện ở Mỹ cả năm 2020, thời điểm mà Mỹ gánh chịu cơn đại dịch nặng nề nhất, nơi virus tiếp tục tàn phá, với tỷ lệ tử vong hàng ngày trên 3.000. Nhưng dù hầu hết các thị trường Mỹ trải qua giai đoạn giảm giá trong năm 2020, thị trường bất động sản là một trong số ít những thị trường có mức tăng trưởng liên tục, vì giá nhà tăng liên tục trong suốt cả năm. Có thể thấy, với thị trường Bất Động Sản, trong trong Nguy (nguy hiểm), có Cơ (cơ hội). 


Bất chấp dịch bệnh, bất động sản Mỹ vẫn phát triển thịnh vượng

Tất nhiên, việc tăng giá nhà ở Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Kể từ tháng 1 năm 2012, giá đã tăng gần như liên tục, trung bình tăng khoảng 70% trên toàn quốc. Nhưng việc COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của các hộ gia đình, sẽ chỉ hợp lý khi cho rằng việc thiếu sự ổn định thu nhập này sẽ ảnh hưởng về sự giảm nhu cầu nhà ở, còn giá bán vẫn tăng. Thật vậy, theo số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố vào tháng 11/2020, gần một nửa số hộ gia đình Mỹ đã phải trải qua “Ít nhất là một số mất mát về thu nhập trong việc làm, kể từ tháng 3 năm 2020, khi những tác động kinh tế của đại dịch lần đầu tiên xuất hiện”.

Tuy nhiên, nhu cầu cao về nhà ở cùng với nguồn cung cấp nhà lại hạn chế, điều này khiến xu hướng tăng giá trong thị trường nhà tiếp tục diễn ra trong suốt năm 2020 — một xu hướng tăng giá dự kiến ​​sẽ duy trì trong suốt năm tới. Sự bùng phát đại dịch vào cuối quý I năm 2020 khiến doanh số bán nhà ở thị trường Mỹ giảm lúc ban đầu, bởi cả nước Mỹ bao trùm sự không chắc chắn vào lúc đó, điều này ảnh hưởng tới sự quan tâm của thị trường đối với cả mua và bán nhà. Các chỉ thị của chính phủ Mỹ như yêu cầu về giãn cách xã hội,hạn chế đi lại, trú ẩn tại nhà, cũng đồng nghĩa với việc không khuyến khích người mua nhà đi tìm kiếm nhà ở mới. Trong khi, người bán ít quan tâm đến việc niêm yết giá bán bất động sản của họ và tương tác với những người mua tiềm năng.

Vì vậy, vào tháng 4 và tháng 5, doanh số bán nhà đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước, giai đoạn năm 2007 – 2009. Nhưng sau đó, các hoạt động đã phục hồi trở lại, với doanh số bán hàng tăng vọt trong mùa hè và trong suốt nửa cuối năm. Doanh số bán nhà đạt mức cao nhất trong 15 năm vào tháng 10, trước khi giảm nhẹ một tháng sau đó



Để thấy rõ hơn sự sôi động đến mức nào của thị trường BĐS Nhà ở tại Mỹ vào năm ngoái, có thể nhìn thêm vào các dữ liệu công bố từ Khảo sát Ứng dụng Xây dựng (BAS) của Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp Mỹ (MBA). Cụ thể, MBA đã công bố “Vào tháng 11/2020, các đơn đăng ký thế chấp để mua nhà mới đã tăng 34,7% so với một năm trước đó. Hoạt động bán nhà mới trong tháng 11, cả đơn xin thế chấp và bán nhà, đã chạy với tốc độ đáng kể trước năm 2019, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ liên tục về nhu cầu nhà ở và xây dựng nhà ở mới”.

Đi kèm với sự sôi động thị trường nhà ở là sự tăng mạnh giá nhà, giá đã tăng liên tục tăng trong suốt cả năm. Theo Chỉ số Giá nhà Quốc gia (S&P CoreLogic Case-Shiller) cho biết, giá nhà ở 20 thành phố như Boston, Chicago, Las Vegas, Los Angeles, Miami, New York, San Diego, San Francisco, Washington DC…., đã công bố mức tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11, tăng từ 8,0% trong tháng trước. Ngay cả trong tháng 4 và tháng 5, khi hoạt động thị trường nhà ở tương đối lắng xuống, giá nhà vẫn tiếp tục đà tăng.


Vì sao thị trường BĐS nhà ở lắng xuống, giá nhà vẫn tăng? 

Nguyên nhân có thể là sự kết hợp giữa nhu cầu nhà ở cao hơn và nguồn cung hạn chế đã góp phần làm tăng giá. Từ góc độ nhu cầu, sự quan tâm của người mua đã tăng lên kể từ mùa hè, nhờ chính sách tiền tệ mở rộng đáng kể được Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed) thông qua. Vào đầu tháng 3, Fed đã cắt giảm lãi suất 50 điểm tiêu chí cơ bản, trước khi hạ lãi suất một lần nữa 10 ngày sau đó xuống mức giới hạn thấp hơn 0-0,25%. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cũng đã mua một khối lượng đáng kể trái phiếu thế chấp kể từ tháng 3 năm 2020. Họ đã mua 300 tỷ USD chứng khoán nợ được hỗ trợ bởi các khoản vay mua nhà của Hoa Kỳ trong mỗi tháng 3 và tháng 4. Tiếp theo là thêm 100 tỷ USD mỗi tháng kể từ đó. Điều này đã giúp đưa lãi suất thế chấp liên tục xuống mức thấp kỷ lục mới trong năm.

Do đó, những người mua nhà tiềm năng đã được khuyến khích vào năm 2020 để tận dụng tỷ lệ lãi xuất thấp trong lịch sử và mua nhà. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lưu ý rằng nhu cầu nhà ở phần lớn được thúc đẩy bởi “nỗi sợ bỏ lỡ” khi có tỷ lệ lãi suất hấp dẫn.

Trong khi đó, về phía nguồn cung, nhiều chủ nhà phải miễn cưỡng bán nhà trong thời kỳ đại dịch. Một số tiểu bang Mỹ vẫn áp dụng lệnh giao dịch tại nhà, trong khi các quy định về đeo khẩu trang và một số hạn chế đối với sự kiện kinh doanh đang có hiệu lực ở hầu hết các tiểu bang. Do đó, đại dịch chỉ nhấn mạnh nhu cầu người dân phải ở trong nhà, trong lúc chính quyền nỗ lực kiểm soát sự lây lan virus. Bản chất việc lây nhiễm  Covid-19 cao ở Mỹ đã nhấn mạnh thêm xu hướng mọi người ở trong nhà hiện tại của họ và tuân theo các chuẩn mực giãn cách xã hội mới.

Sự khan hiếm nguồn cung này đã củng cố phần lớn việc phát triển giá mà thị trường bất động sản Mỹ đã chứng kiến ​​trong khoảng năm qua. Thật vậy, ngay cả khi doanh số bán nhà giảm vào tháng 4 và tháng 5, lượng nhà tồn kho hiện có thấp, đồng nghĩa với việc giá vẫn ổn định khi đối mặt với nhu cầu giảm. Và khi nhu cầu tăng cao trong những tháng tiếp theo, nguồn cung nhà vẫn bị tắc nghẽn, với những lo ngại xung quanh của việc lây nhiễm COVID-19, cùng sự lo lắng về kinh tế khiến chủ nhà phải ở trong ngôi nhà hiện tại của họ

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, Mỹ công bố “Hàng tồn kho tiếp tục giảm: tính tới tháng 8 năm 2020, chỉ còn chưa đầy 2/3 số lượng căn nhà trên thị trường như vào tháng 8 năm 2019 tại Mỹ”.

Hơn nữa, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ toàn diện khác của thị trường BĐS tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thập kỷ trước, các nhà chức trách Mỹ đã chủ động hơn trong việc đảm bảo rằng dù sống trong thời đại dịch thì chủ nhà không phải chịu áp lực nào quá lớn. Cụ thể, chính quyền đã cung cấp biện pháp cứu trợ bằng ban hành lệnh cấm được tịch thu nhà và trục xuất. Đồng thời ngăn chặn những các đơn vị trong lĩnh vực cho vay thế chấp sẽ không được tịch thu ngôi nhà mới nào, cũng như đình chỉ bất kỳ tài sản nào đang được tiến hành đối với các tài sản dành cho những gia đình nào trong diện được Bảo hiểm bởi Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA). Giám đốc FHFA cho biết: “Việc gia hạn mở rộng thời hạn tịch thu nhà và trục xuất cho đến tháng 1 năm 2021 giúp người đi vay được an toàn trong thời gian đại dịch”. Phần mở rộng này mang lại sự an tâm cho hơn 28 triệu chủ nhà có thế chấp được hỗ trợ bởi doanh nghiệp. 


Giá nhà sẽ tiếp tục tăng vào năm 2021?

Trong tình trạng Mỹ vẫn không đạt được bất kỳ sự bình thường nào do virus, thì các biện pháp hạn chế của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ có thể buộc phải duy trì chính sách tiền tệ phù hợp trong một thời gian tới. Thật vậy, vào cuối tháng 1, họ đã tuyên bố rằng họ có kế hoạch giữ tỷ lệ lãi suất chuẩn gần bằng 0, khả năng duy trì cho đến ít nhất là năm tới, nếu không muốn nói là lâu hơn. Quá trình xem xét của Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ về khuôn khổ chính sách tiền tệ, được hoàn thành vào năm ngoái, đã kết luận rằng một khuôn khổ chính sách mới “tìm cách đạt được mức lạm phát trung bình 2% theo thời gian” cũng sẽ đảm bảo rằng tỷ lệ lãi suất duy trì ở mức thấp cho đến khi lạm phát ít nhất”

“Hoàn cảnh hiện tại ở Mỹ được đánh giá còn lâu mới trở lại thị trường bình thường trước đại dịch. Tuy nhiên, gói kích cầu mới nhất và việc phân phối vaccine đang được Mỹ tiến hành, đồng thời cùng với nhu cầu lớn về sở hữu nhà vẫn còn phổ biến, vì thế có thể đánh giá sự tăng trưởng mạnh của BĐS sẽ đến vào năm 2021 ” – theo Hiệp hội Môi giới Quốc gia (NAR), cho biết vào tháng 12, và dự kiến giá nhà sẽ tăng 3% vào năm 2021, nhấn mạnh thêm rằng tâm lý tăng giá mạnh mẽ mà thị trường bất động sản Mỹ trải qua trong năm đại dịch 2020 sẽ không sớm biến mất.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm