Thủ tục & quy trình tách sổ đỏ cập nhật mới nhất 2020

| 21-07-2020, 07:55 | Thị trường 24h / Góc pháp luật

Quy trình tách sổ đỏ như thế nào? Lệ phí tách sổ đỏ bao nhiêu? Sổ đỏ chung có tách riêng được không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây!

Thủ tục & quy trình tách sổ đỏ cập nhật mới nhất 2020

Sổ đỏ chung có tách riêng được không

Thông tin chi tiết về quyền sở hữu sổ đỏ và sổ hồng năm 2020

Trong việc mua bán đất hiện nay có nhiều người đặt các câu hỏi: “Sổ đỏ và sổ hồng, sổ nào quan trọng hơn? Quy trình tách sổ đỏ như thế nào?”. Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản hợp pháp gắn liền với đất nếu có được ban hành theo về cấp.

Trước đây, sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở nên 2 loại sổ này đều mang giá trị quan trọng như nhau. Sau đó từ ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định mới thống nhất chỉ ban hành một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có màu hồng cánh sen, được gọi là sổ hồng.

Chi tiết quy trình tách sổ đỏ 2020

Sổ đỏ chung có tách riêng được không và quy trình tách sổ đỏ như thế nào?

Sổ đỏ chung hoàn toàn có thể được tách sổ riêng theo quy định về thủ tục tách thửa. và sổ hồng riêng là GCNQSD đất, nhà và các tài sản gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp và công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu riêng (chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất). Theo đó, chủ sở hữu đó có quyền định đoạt mua bán, tặng, cho, thế chấp, ủy quyền… mà không cần sự cho phép của người khác.

Sổ đỏ và sổ hồng sổ nào quan trọng hơn

Quy trình tách sổ đỏ cập nhật mới nhất 2020:

Hồ sơ cần nộp: Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách Sổ đỏ bao gồm:


Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu 11/ĐK;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.a

Địa điểm nộp hồ sơ: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Thời hạn giải quyết: Điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục tách thửa là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đóng lệ phí địa chính: Về nghĩa vụ tài chính khi thực hiện việc tách riêng sổ hồng, sổ đỏ, người mua, bán nhà đất cần phải nộp lệ phí trước bạ 0,5 % do bên mua đóng và 2 % trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng do bên bán đóng. Chuẩn bị hồ sơ kê khai gồm có:


In 02 tờ khai lệ phí trước bạ do bên mua nhà đất ký.
In 02 tờ khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán nhà đất ký.
Bản chính hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được công chứng tại địa phương.
01 bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán được công chứng tại địa phương/nơi cư trú.

Sổ hồng riêng đồng sở hữu là gì?

Quy trình sang tên sổ đỏ cập nhật mới nhất 2020:

Chuẩn bị hồ sơ gồm có:


Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký), trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
Hợp đồng chuyển nhượng 01 bản có công chứng.
Sổ đỏ bản gốc.
Giấy nộp tiền (bản gốc).
Bản sao CMND và Sổ hộ khẩu 
Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu chung còn lại.

Đóng lệ phí địa chính:


Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
Lệ phí thẩm định tính bằng 0.15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100,000 đồng đến tối đa không quá 5,000,000 đồng/trường hợp).

Mua nhà đất sổ hồng chung  – Rủi ro không thể lường trước!

Thực trạng hiện nay có rất nhiều người mua nhà đất số đỏ chung, không tách sổ đỏ vì nghĩ quy trình giấy tờ phức tạp, tốn kém và mất thời gian đi lại. Việc này có rất nhiều rủi ro khi xảy ra các tranh chấp đất sau này, với sổ đỏ chung bị hạn chế pháp lý đến định đoạt quyền sở hữu và sử dụng đất hợp pháp. Ngoài ra còn có những trường hợp mua bán đất qua giấy tờ viết tay, không công chứng xác nhận dẫn đến những tranh chấp không đáng có vì giá trị pháp lý không đảm bảo. 

 Quy trình tách sổ đỏ hiện nay đã được tinh gọn rất nhiều, quy định các mức lệ phí minh bạch nên trước khi mua nhà đất, bạn nên chú ý đến việc cần phải tách sổ đỏ, sở hữu riêng và được công chứng rõ ràng, xác minh giá trị pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp. 

Quy trình tách sổ đỏ như thế nào?

Còn có những trường hợp mua nhà đất riêng nhưng lại sổ đỏ chung sẽ phải chấp nhận các rủi ro tranh chấp sau này. Khi làm sổ đỏ chung, các chủ đồng sở hữu sẽ gặp những vấn đề bất cập trong các giao dịch pháp lý về sau trong việc sang tên, chuyển nhượng quyền sở hữu, cho thuê bất động sản, thủ tục thừa kế, vay vốn thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Chúng tôi khuyên bạn tốt nhất nên sở hữu sổ hồng riêng để xác minh hợp lý quyền sở hữu và sử dụng đất, không xảy ra các rủi ro pháp lý. 

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, Propzy hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về thủ tục, quy trình tách sổ đỏ và đưa ra những lời khuyên bổ ích về việc mua bán nhà đất sổ chung và sổ riêng. 

Propzy

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm