GFA là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính tổng diện tích sàn xây dựng

| 27-05-2022, 08:24 | Nhà đẹp

GFA là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính tổng diện tích sàn xây dựng
GFA là gì?

Có nhiều từ ngữ, cụm từ chuyên ngành hoặc từ viết tắt chỉ sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. GFA cũng là từ được sử dụng phổ biến ngành xây dựng để tính toán chính xác các thông số cơ bản.

Tuy nhiên, đối với người không thuộc trong lĩnh vực này thì sẽ không hiểu rõ về khái niệm này là gì. Cùng Mogi cùng tìm hiểu về định nghĩa GFA cũng như ý nghĩa và cách tính toán GFA nhé!

GFA là gì?

GFA là dạng viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Floor Area. Với ý nghĩa là tổng diện tích sàn hoặc tổng diện tích của mặt sàn. Bao gồm cả các khu vực chứa bên trong các bức tường. Cũng như khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng với độ dày các bức tường. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các không gian trong tòa nhà đều thuộc tổng diện tích sản. Các không gian đó bao gồm tầng hầm, tầng lửng và tầng trung gian, và căn hộ áp mái.

GFA là từ viết tắt dùng phổ biến trong xây dựng

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tính vật liệu xây nhà đơn giản, chính xác nhất

Tuy nhiên có một số khu vực sẽ không được tính vào GFA. Đó là bãi đỗ xe, thang máy, bể chứa nước, diện tích hành lang giao thông chung nối các khối tòa nhà. Một số nơi như tầng kỹ thuật, phòng cơ khí, thang bộ xuyên suốt các tầng. Hoặc sân vườn trên không kết nối các khu nhà cũng không được tính vào GFA.

Vậy với cách giải thích trên, chẳn hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi GFA là gì?

Cần chú ý GFA khác với NFA (Net Floor Area: Diện tích sàn sử dụng)

Ý nghĩa của GFA trong xây dựng

GFA dùng để tính toán hệ số sử dụng đất. Việc này nhằm khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực. Do vậy GFA giữ vai trò quan trọng đối với các công trình xây dựng.

Đây là thông số quan trọng trong xây dựng

Thông qua GFA có thể tính toán và dự trù được các khoản chi phí. Cũng như sắp xếp bố trí vị trí các phòng, không gian sinh hoạt và làm việc phù hợp nhu cầu. Giúp đưa ra những phương án thiết kế và thi công trang trí nội, ngoại thất thích hợp nhất. 

GFA đối với một căn nhà dân dụng độc lập có vẻ ít cần thiết. Tuy nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với các công trình lớn và phức tạp. Cũng như những công trình đòi hỏi tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng cao. Đây là những thông số nền móng để thể tạo ra được những công trình lớn. Cũng là cơ sở chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình. 

GFA giúp cho các kỹ sư trong việc triển khai ý tưởng thiết kế công trình. Có thể tính toán, bố trí, sắp xếp các tổ hợp kiến trúc một cách hợp lý. Có thể dự trù và chuẩn bị tốt cho các phương án thi công dự phòng. 

Cuối cùng qua đó thể đưa ra các tính toán về nguyên vật liệu, nhân công hay thời gian hoàn thành công trình. Bởi vậy làm sao cho chuẩn cần phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và độ chính xác cao. Từ đó mới có thể đặt cơ sở nền móng cho các bước tiếp theo suôn sẻ đến khi hoàn thành công trình

Cách xác định GFA trong xây dựng

Như khái niệm ở trên đã nói đến thì không phải phần diện tích sàn nào cũng được tính vào GFA. Vậy làm thế nào để có thể xác định được phần diện tích nào là GFA, phần nào không thuộc GFA. Điều quan trọng là cần phải phân biệt rõ giữa vị trí xây dựng và diện tích xây dựng. 

Cần phân biệt rõ vị trí xây dựng và diện tích xây dựng.

Đối với các công trình nhà phố, liền kề, biệt thự…vị trí xây dựng được tính đến phần nằm bên trong đường. Bao gồm cả các cạnh bên ngoài của tường bao quanh ở tầng 1.

Còn đối với dện tích xây dựng của các loại công trình trên. Thì sẽ được ghi chú rõ ràng trong giấy phép xây dựng. Phần này sẽ được phê duyệt theo đúng quy định trong quy hoạch khu đô thị mới.

Cuối cùng phần tổng diện tích sàn xây dựng những công trình trên được tính theo các lô xây dựng. Tổng diện tích xây dựng này tính cả phần ban công của tất cả các tầng trong tòa nhà.

Cần tính toán GFA tỉ mỉ và cụ thể

Tham khảo thêm: Bí quyết lựa chọn kích thước bếp hợp phong thủy, thu hút tài lộc

Phân biệt diện tích xây dựng và tổng diện tích sàn xây dựng là gì?

Trên thực tế có nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm diện tích xây dựng và diện tích mặt sàn xây dựng. Hai khái niệm này cũng khá là gần gũi và có tác động lên nhau. Vậy giữa diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng hay diện tích sàn có sự khác biệt nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Diện tích sàn xây dựng được hiểu đơn giản chính là diện tích mặt sàn được sử dụng trên thực tế. Còn khái niệm đầy đủ hơn về diện tích xây dựng thì chính là diện tích được tính từ mép tường này đến mép tường bên kia của một căn nhà.

  • Trong khi đó, diện tích xây dựng được thể hiện bằng diện tích tim tường, diện tích thông thủy hoặc diện tích ở và diện tích phụ. Diện tích xây dựng thường sẽ được đề cập nhiều nhất sau khi nhà xây xong phần thôi. Chính là trong quá trình thi công hoàn thiện nhà. Diện tích mặt sàn được coi là một trong những thông số quan trọng của diện tích xây dựng.

  • Cần chú ý rằng riêng phần mái của căn nhà không hẳn thuộc diện tích xây dựng tùy vào từng trường hợp. Nếu muốn tính diện tích xây dựng của một căn nhà chuẩn nhất thì nên căn cứ vào diện tích thông thủy được thể hiển trong bản vẽ thiết kế.

Diện tích xây dựng khác diện tích mặt sàn xây dựng

Diện tích sàn xây dựng sẽ bao gồm không gian công trình từ tầng 1 cho tới tầng thượng. Còn diện tích xây dựng sẽ bao gồm toàn bộ phần đất mà ngôi nhà nằm trên đó. Bài toán lên dự toán xây dựng sẽ được dựa trên con số của diện tích sàn xây dựng. Do vậy, cần hiểu rõ để dự trù kinh phí chuẩn xác nhất cho việc xây nhà

Cách tính GFA – tổng diện tích sàn xây dựng chuẩn

Có nhiều cách để tính diện tích mặt sàn xây dựng tùy vào mục đích sử dụng cũng như sự sáng tạo của kỹ sư. Tuy nhiên vẫn cần phải có một công thức chung tổng quát để tính toán. Cùng tham khảo công thức dưới đây:

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các loại diện tích khác đi kèm (phần móng, mái, sân, tầng hầm,…)

Căn nhà được chia ra bao nhiêu loại không gian sử dụng thì cộng tổng bấy nhiêu diện tích là có thể ra được tổng diện tích sàn xây dựng.

Từ GFA có thể lên dự toán chính xác

Tham khảo thêm: Bỏ túi 07 cách chống thấm trần nhà bị nứt, thấm dột hiệu quả triệt để

Diện tích sàn sử dụng trong công thức tính GFA 

  • Nếu như sàn đã đổ bê tông sau khi làm thêm mái ngói thì cần tính thêm giá từ 30 đến 50%

  • Tính 100% đối với diện tích mái che phía trên

  • Trong trường hợp diện tích dưới 4m2 thì có thể tính theo giá sàn bình thường

  • Còn nếu diện tích trên 4m2 thì tính 70% diện tích 

  • Với trường hợp từ 8m2 trở lên thì tính 50% diện tích

  • Lưu ý về các ô trống ở trong nhà

  • Nền đất yếu đã gia cố

  • Tính 20% diện tích đối với phần đổ bê tông cốt thép

  • Mặt khác cần phụ thuộc vào việc thi công và điều kiện của đất để có thể lựa chọn loại hình gia cố phù hợp như sử dụng cốt thép hay gỗ.

Thông số quan trọng là nền móng cho công trình

Tham khảo thêm: 22+ mẫu gạch thẻ ốp tường HOT đa dạng phong cách

Phần móng trong công thức tính GFA 

  • Diện tích của móng đơn được tính ở mức 30%

  • Tính 35% với đài móng trên nền cọc khoan nhồi hay bê tông cốt thép

  • Đối với kích thước móng băng thì tính 50%

  • Đối với phần tầng hầm được tính riêng

  • Trường hợp hầm có độ sâu ít hơn 1m5 so với ram hầm thì tính 150%

  • Trường hợp hầm có độ sâu lớn hơn 2m so với đỉnh ram hầm thì tính 200%

  • Đối với hầm có độ sâu >3m.thì tính theo đặc thù
Tính móng trong GFA

Phần sân trong công thức tính GFA 

  • Sân có diện tích >40m2 có đổ thêm đá điều, cột, lát gạch nền và xây tường rào thì tính 50%

  • Sân có diện tích <40m2 có đổ thêm đá điều, cột dựng, lát gạch nền và xây tường rào thì tính 70%

  • Sân có diện tích <20m2 có đổ thêm đá điều, cột dựng, lát gạch nền và xây tường rào thì tính hoàn toàn 100%

Tính sân trong GFA

Phần mái trong công thức tính GFA 

  • Diện tích của phần mái không ốp gạch mà đổ bê tông cốt thép tính 50%

  • Phần mái ốp gạch và đổ bê tông cốt thép tính 60%

  • Mái bê tông có lát ngói thì tính 85% diện tích nghiênh của phần mái

  • Mái ngói vì kèo sắt thì tính 60%

  • Còn lại nếu là mái tôn thì tính diện tích 30% 

Tính mái trong GFA

Bài viết trên đã giải thích cho bạn chi tiết khái niệm GFA là gì? Cũng như biết về ý nghĩa và cách tính GFA trong xây dựng. Hy vọng qua đó đã mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn. Đừng quên đón đọc những chủ đề khác trên Mogi. Nếu cần tìm kiếm các thông tin về bất động sản, hãy ghé trang Mogi.vn để tra cứu nhanh và chính xác nhất nhé

>Xem thêm:

  • Kinh nghiệm lựa chọn kích thước cửa chính hợp phong thủy
  • Những loại bản vẽ cần quan tâm khi xây nhà mới hoặc cải tạo nhà

Nguyễn Trà My


5/5 - (1 bình chọn)
Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm