Nhà lá miền Tây đẹp – khám phá kiểu kiến trúc truyền thống, độc đáo Tây Nam Bộ

| 14-04-2022, 08:50 | Nhà đẹp

Nhà lá miền Tây đẹp – khám phá kiểu kiến trúc truyền thống, độc đáo Tây Nam Bộ
Nhà lá miền Tây đẹp - khám phá kiểu kiến trúc truyền thống, độc đáo Tây Nam Bộ

Bất cứ ai khi ghé qua miền Tây Nam Bộ chắc chắn đều sẽ bị thu hút bởi những căn nhà lá đơn sơ, mộc mạc nhưng cũng không kém phần độc đáo. Nhà lá miền Tây là nét đẹp văn hóa mà người dân nơi đây đã gìn giữ bao đời này. Cùng Mogi tìm hiểu rõ hơn về kiểu nhà này qua bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về kiến trúc nhà lá miền Tây

Nhà lá là một kiểu nhà cực kỳ phổ biến ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Mẫu nhà này có kiểu dáng khá đơn giản và mộc mạc. Tuy nhiên, chúng vẫn thể hiện được sự mộc mạc, tinh tế, tài tình của người dân nơi đây. Chính vì vẻ đẹp đó, mẫu nhà lá đang ngày càng được ưa chuộng ở các miền sông nước. Không chỉ vậy, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng cũng áp dụng kiến trúc này để thu hút khách hàng.

Vật liệu xây dựng

Nhà lá ở miền Tây được tạo nên từ các loại lá và thân cây trong tự nhiên. Phần khung của căn nhà có thể được làm từ nhiều nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên phần lớn đều là tre trúc tự nhiên. Trong đó, phổ biến nhất là khung nứa, gỗ, trúc, tre…

Nhà lá thường được làm từ các loại lá, thân cây

Đối với lá, nhà lá miền Tây thường sử dụng 3 loại lá chính là lá dừa, lá cọ và cỏ tranh. Mỗi loại lá đều có những đặc tính riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Lá dừa

Dừa chính là một loại cây đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Lá dừa thường có kích thước lớn, rất dài nên cực kỳ phù hợp để che nắng, che mưa. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của căn nhà, bạn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn khi lợp mái. Những tấm lá đôi phải cách nhau ít nhất 10cm, lá đơn cách 8cm.

Lá cọ

Cây cọ có đặc tính ưa nóng ẩm và chịu hạn rất tốt. Lá cọ có kết cấu hình tròn, rãnh sâu. Do đó, chúng đặc biệt phù hợp để làm mái nhà hoặc vách chắn. Để có thể nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà, bạn cần chọn những loại lá cọ có màu xanh thẫm và không bị rách quá nhiều.

Cỏ tranh

Lá cỏ tranh thường có đặc tính là dài và hẹp. Khi được đem khi phơi khô, lá sẽ cực kỳ nhẹ và dẻo dai. Do đó, loại lá này thường được nhiều người sử dụng để làm mái nhà. Thường thì mái lá cỏ tranh có độ dày từ 15 – 20 mm và có độ bền lên tới 20 – 30 năm. Do đó, loại lá này rất được nhiều người ưa chuộng bởi vừa có độ bền cao lại vừa thân thiện với môi trường.

Nhà lá cỏ tranh có độ bền lên tới 20 – 30 năm

>Xem thêm: Nhà lá là gì? Những mẫu nhà lá đẹp nhất hiện nay

Quy trình xây dựng nên nhà lá

Quá trình làm việc trước khi khi công xây dựng nhà lá

Trước khi bắt tay vào thi công xây dựng nhà lá miền Tây, quy trình sẽ được tiến hành bài bản theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Khảo sát địa điểm xây dựng thực tế và tư vấn phương án xây tối ưu nhất. Phương án này luôn giúp gia chủ tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí thi công.
  • Bước 2: Hình thành ý tưởng và hoàn thiện bản vẽ công trình nhà lá miền Tây. Ý tưởng này cần phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng nhá lá.
  • Bước 3: Dự toán về mức kinh phí để xây dựng nhà lá.
  • Bước 4: Hai bên ký kết hợp đồng và khách hàng tiến hành đặt cọc cho công trình.
  • Bước 5: Chuẩn bị những vật liệu cần thiết và tiến hành thi công nhà lá.
  • Bước 6: Chỉnh sửa lại nhà lá theo đúng yêu cầu từ chủ nhà. Sau đó tiến hành nghiệm thu nhà lá. 
  • Bước 7: Quyết toán hợp đồng với khách hàng.
Nhà lá cần được xây dựng theo một quy trình bài bản, khoa học để đảm bảo độ bền

>Có thể bạn quan tâm: Ưu điểm nổi bật của nhà lắp ghép

Các hạng mục và quá trình xây dựng nhà lá

  • Bước 1: Giải phóng mặt bằng để tiến hành xây dựng nhà lá.
  • Bước 2: Xây dựng phần móng của căn nhà. Móng của nhà lá thường thuộc dạng móng tự nhiên do không cần chịu tải trọng lớn. Đây là loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần đào bới, gia cố thêm.
  • Bước 3: Xây dựng phần khung và kèo nhà. Khung của nhà lá thường được làm từ tre và trúc. Quá trình làm khung và kèo của nhà lá cần được tiến hành cẩn thận và đúng kỹ thuật để đảm bảo độ chắc chắn của căn nhà.
  • Bước 4: Xử lý phần lá của căn nhà. Phần lá cần phải được xử lý cẩn thận, tỉ mỉ trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo độ bền của ngôi nhà.
  • Bước 5: Làm vách nhà và lợp lá cho căn nhà.
  • Bước 6: Thi công nền nhà.
  • Bước 7: Chỉnh sửa lại nhà lá và bàn giao lại cho khách hàng.
Khung của nhà lá cần được tiến hành đúng kỹ thuật để đảm bảo độ chắc chắn của căn nhà.

Ý nghĩa văn hóa của nhà lá miền Tây

Nhà lá là một nét văn hóa đặc trưng, mang đậm chất quê hương của miền Tây Nam Bộ. Mặc dù có vẻ ngoài khá đơn giản và mộc mạc nhưng nó lại có một ý nghĩa văn hóa cực kỳ quan trọng đối với người dân nơi đây.

Trong khi ở khu vực phố xá, thành thị, những ngôi nhà có kiểu dáng hiện đại, sang trọng mọc lên như nấm thì người dân ở miền Tây Nam Bộ vẫn đặc biệt yêu thích kiểu nhà lá đơn sơ. Kiến trúc mộc mạc của nhà lá đã phần nào thể hiện được sự chất phác, kiên cường và lam lũ của người dân nơi đây.

Ngôi nhà lá đơn sơ của người dân miền Tây chứa vô vàn giá trị tinh thần quý giá. Ngôi nhà không chỉ có công dụng che mưa, che nắng mà nó còn là mái ấm, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mỗi người trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Sâu trong tiềm thức của mỗi người ở miền Tây Nam bộ, nhà lá chính là một nơi đã chứng kiến biết bao vui, buồn, khó khăn và thử thách của đời người.

Nhà lá là một nét văn hóa đặc trưng đối với người miền Tây

Điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống đang ngày một phát triển, nhà lá miền Tây đang dần được thay thế bởi những ngôi nhà hiện đại, kiên cố. Tuy nhiên, nhà lá vẫn là một phần không thể thay thế và tiếp tục tồn tại trong tâm trí của các thế hệ kế tiếp như một nét đặc trưng, nét đẹp văn hóa của quê hương.

Hình ảnh nhà lá miền Tây đơn sơ, mộc mạc, giản dị mang đậm ý nghĩa tinh thần

Nhà lá trên sông

Nhà lá trên sông cực kỳ phổ biến ở khu vực miền Tây nước ta do cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn liền với sông, nước. Những căn nhà lá được xây dựng trên sông tạo ra cảm giác thoáng đãng, mát mẻ cho người sử dụng.

Nhà lá trên sông đem lại cảm giác thoáng đãng, mát mẻ
Nhà lá trên sông khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ

Nhà lá cạnh bờ sông

Khá nhiều người dân ở khu vực miền Tây xây dựng nhà lá ở khu vực cạnh bờ sông bởi nó đem lại cảm giác mát mẻ và thoáng đãng.

Nhà lá cạnh bờ sông ở miền Tây

Nhà lá trong sân vườn 

Nhà lá là một giải pháp thiết kế cực kỳ độc đáo, giúp tạo điểm nhấn cho sân vườn của bạn. Với cấu trúc đơn giản, nhỏ nhắn, nhà lá cực kỳ phù hợp với những sân vườn villa, nhà ở, công viên, khu du lịch…

Nhà lá trong sân vườn thường được sử dụng là một nơi để ngắm cảnh, thư giãn, sum họp gia đình mà không cần lo ngại đến vấn đề thời tiết như nắng, mưa… Không chỉ vậy, nhà lá còn giúp kết nối thiên nhiên với con người, giúp không gian của căn nhà thêm gần gũi và hài hòa.

Nhà lá sân vườn giúp không gian của căn nhà thêm hài hòa.
Nhà lá trong sân vườn miền Tây đơn sơ, giản dị

>Xem thêm: Tiểu cảnh sân vườn mini là gì?

Nhà lá trong các khu du lịch

Hiện nay, có không ít đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng đã lựa chọn kiểu kiến trúc nhà lá. Điều này giúp tạo nên không gian đơn giản, mộc mạc và gần gũi hơn với du khách. Ngoài ra, nhà lá cũng sẽ góp phần quảng bá nét đẹp truyền thống của Việt Nam tới du khách quốc tế.

Nhà lá trong các khu du lịch sinh thái giản dị nhưng sang trọng

Nội thất của nhà lá bên trong các khu du lịch, nghỉ dưỡng cũng tương đối đơn giản. Phần lớn trong số đó đều được tạo ra từ mây, tre để đem lại tính hài hòa cho toàn bộ ngôi nhà.

Dưới đây là hình ảnh nhà lá đẹp miền Tây trong khu du lịch nổi tiếng:

Nhà lá giúp tạo không gian gần gũi hơn với du khách.
Nhà lá trong khu nghỉ dưỡng truyền thống nhưng vẫn hiện đại

>Xem thêm: Những homestay không thể bỏ qua khi du lịch Đà Nẵng

Bên cạnh những vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa của những mẫu nhà, biệt thự hiện đại, nhà lá miền Tây luôn mang trong mình nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra, đừng quên truy cập vào trang Mogi thường xuyên để tìm đọc những thông tin mới nhất liên quan đến lĩnh vực kiến trúc, nhà nhé!

Từ khoá : Kiến trúc
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm