Móng băng nhà 2 tầng: Tiêu chuẩn bản vẽ và quy trình làm móng

| 7-03-2022, 16:28 | Nhà đẹp

Móng băng nhà 2 tầng: Tiêu chuẩn bản vẽ và quy trình làm móng
móng băng được thiết kế cố định

Móng băng nhà 2 tầng là thành phần vô cùng quan trọng để cấu tạo nên một công trình nhà hoàn chỉnh. Một kết cấu móng băng đạt tiêu chuẩn sẽ là điều kiện tiên quyết để ngôi nhà có thể bền mãi với thời gian. Chính vì thế, gia chủ cần phải hiểu rõ về móng băng cũng như những tiêu chuẩn về bản vẽ và quy trình làm móng. Dưới đây, Mogi sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về các thông tin này. Cùng tham khảo ngay. 

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng là bản vẽ chi tiết mô phỏng móng băng. Bản vẽ này sẽ được thực hiện bởi đơn vị thi công. Khi hoàn thành, đơn vị sẽ đưa cho chủ nhà để chủ nhà có thể nắm bắt được bao quát móng băng của mình. Qua đó đưa ra góp ý, nhận xét, đánh giá để phối hợp thực hiện với chủ thầu thi công. 

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Tiêu chuẩn của bản vẽ của móng băng nhà 2 tầng

Kích thước bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng là thông số được đưa ra để đảm bảo tối đa sự an toàn của công trình đó. Cụ thể:

  • Kích thước móng tiêu chuẩn phổ biến: (900-1200) x 350 (mm). Tại đó, thép móng cần đạt kích thước là Φ12a150.
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn phổ biến: 300 x (500-700) (mm). Tại đó, thép dầm móng phải đạt kích thước là 6Φ(18-22) với thép dọc và Φ8a150 với thép đai. 
  • Trong trường hợp gia chủ muốn xây nhà cao tầng hoặc muốn xây dựng theo cấu trúc riêng biệt thì kiến trúc sư sẽ linh động móng băng. Khi ấy chiều cao dầm móng sẽ chiếm 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất. 

Khoảng cách bố trí cột dầm, đai thép, móng

Khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép sẽ được tính toán bằng chính khoảng hở thông thuỷ của công trình. Tuy nhiên các giá trị này sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Cụ thể:

  • Khoảng hở cốt thép đặt dưới là 25mm 
  • Khoảng hở cốt thép đặt trên là 30mm
  • Trường hợp cốt thép có 2 hàng thì hai phần phía trên sẽ cách nhau 50mm. 
  • Trường hợp công trình thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở phía trên phải lọt đầm dùi. 
  • Khoảng cách giữa dầm sàn và dầm khung phải tạo thành góc vuông. 

Các thông số kỹ thuật nguyên vật liệu

Vật liệu cốt thép trong quá trình làm móng băng sẽ bị giảm tiết diện trong quá trình làm sạch, đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép. Cụ thể là 2%.

Trước khi đưa cốt thép vào thi công, cốt thép cần được cố định lại bằng cục bê tông. Tuy nhiên hay đảm bảo khoảng cách cố định để hạn chế tối đa sự xê dịch. 

Ván khuôn thi cần cần dày và chắc chắn. Đặc biệt ván phải chịu được lực nặng và không bị biến dạng khi trọng lượng bê tông thay đổi. 

Phần nguyên liệu thi công cần được trộn đúng tỷ lệ. Bên cạnh đó hãy đảm bảo hỗn hợp sạch sẽ, không có tạp chất 

Tiêu chuẩn móng băng hoàn chỉnh

Những loại móng băng nhà 2 tầng phổ biến

Móng băng – loại móng băng nhà 2 tầng điển hình nhất

Móng băng là loại móng dành cho nhà 2 tầng quen thuộc nhất hiện nay. Chúng được chia ra thành móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Và tuỳ vào từng công trình mà kiến trúc sư, người thi công sẽ tính toán để sử dụng loại móng hợp lý. 

Hiện tại,  móng băng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng. Móng thường được đặt tại các vị trí như: dưới nhà, dưới tường, dưới các cột. Đặc biệt, móng băng được ưu tiên sử dụng tại những vùng có hạ tầng địa chất kém. 

Móng cọc

Móng cọc là loại móng được đặt trên đầu các thanh cọc. Nó sẽ tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng để cho ra một khối vững chắc. Tuỳ vào độ sâu (độ lún) của công trình mà người thợ sẽ sử dụng số lượng cọc khác nhau. Với móng cọc, những địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao, hồ sẽ được ưu tiên sử dụng. 

Móng bè 

Một trong những loại móng phổ biến cho nhà 2 tầng nữa đó là móng bè. Loại móng này được trải rộng dưới công trình nhằm giảm bớt áp lực lên nền đất. Hiện tại móng bè được sử dụng nhiều ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén kém. 

Móng đơn áp dụng thi công kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Móng đơn sẽ được sử dụng để đỡ 1 cột hoặc một chùm các cột gần nhau. Loại móng này được ưu tiên dùng cho những nền đất cứng, khoẻ như các khu vực nhiều đá, sỏi. Hiện tại móng đơn được đánh giá là loại móng tốt, bền và vững chắc. Tuy nhiên không phải kết cấu nhà 2 tầng nào cũng dùng được loại móng này

Tham khảo thêm: Mogi – Trang TMĐT bất động sản trẻ hàng đầu

Móng cọc dành cho nhà 2 tầng

Quy trình thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Giải phóng, san lấp mặt bằng

Trước tiên khi thi công móng băng, chúng ta cần giải phóng, san lấp mặt bằng. Công tác này bao gồm những việc làm như: Vận chuyển đồ đạc trong nhà, đảm bảo mặt bằng không còn vật dụng giá trị, vật nuôi, san lấp mặt bằng,…

Cùng với đó là việc chuẩn bị các loại máy móc cần thiết để bắt đầu quá trình đổ móng 

Chuẩn bị nguyên vật liệu đổ móng

Chuẩn bị cốt thép, cốp pha

Để công trình đạt được chất lượng tốt nhất, việc chuẩn bị cốt thép, cốp pha là vô cùng quan trọng. Ở đây gia chủ cần chọn thép thẳng, dai, dẻo, dễ dàng uốn nắn và khó đứt gãy. Bề mặt thép cần đảm bảo sạch, chưa han gỉ, chưa bong tróc. 

Các bước gia công cốt thép

  • Cắt thép 
  • Đổ bê tông dày khoảng 10cm để lót
  • Đặt bản kê lên trên lớp bê tông vừa lót
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột

Thực hiện đổ móng

Để công tác đổ móng được đạt chuẩn, người thợ cần làm theo đúng quy chuẩn xây dựng nhà ở. Hãy đảm bảo bê tông được đổ đầy vào vào móng và không có lẫn tạp chất, bụi bẩn khác. Trong quá trình thực hiện, chúng ta nên đổ móng từ xa đến gần. Đặc biệt sử dụng các dụng cụ lót sàn, bắc sàn để không đứng trực tiếp lên thành cốp pha. Vì điều này có thể dẫn đến sự dịch chuyển vị trí hệ thống thép. 

Quá trình thi công móng băng

Tham khảo thêm: Móng băng và những lưu ý khi thiết kế móng băng

Những lưu ý thi công, thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Khảo sát địa chất kỹ càng

Đây là khâu vô cùng quan trọng. Việc khảo sát địa chất kỹ càng sẽ giúp bạn chọn được loại móng băng phù hợp. Móng băng phù hợp sẽ là điều kiện hoàn hảo để công trình nhà 2 tầng bền mãi với thời gian. 

Lựa chọn phương án làm móng phù hợp

Mỗi một loại móng và diện tích nhà sẽ có những phương án thiết kế khác nhau. Hãy thật chi tiết ở khâu thiết kế móng để những giai đoạn thực hiện sau được tốt nhất. Như vậy phần móng mới có thể vững chắc, đảm bảo chất lượng. 

Thi công tuân thủ theo thiết kế và vật liệu sử dụng

Trong quá trình thi công, người thợ cần đảm bảo tuân thủ quy định xây dựng công trình và thiết kế. Khi ấy, ngôi nhà sẽ tránh được những hậu quả nặng nề như: sụt, lún, nứt vỡ nền,… Ở đây, gia chủ cần chọn lựa được đội thợ thi công giỏi. Đó là những người đã có kinh nghiệm, tay nghề lâu năm. Với những công trình quan trọng, tránh chọn đội thợ trẻ, đại trà, chưa có kinh nghiệm. 

Chọn lựa nguyên vật liệu thi công chất lượng

Nguyên vật liệu thi công trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại. Hiển nhiên những nguyệt vật liệu chất lượng sẽ được ưu tiên ứng dụng cho các công trình nhà ở. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên tham khảo các nguyệt vật liệu thi công móng phù hợp cho công trình hiện tại của mình. 

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín 

Nếu bạn không đảm bảo được những yếu tố trên thì hãy tìm kiếm nhà thầu thi công uy tín. Đơn vị thi công sẽ giúp bạn ở tất cả những khâu từ chọn lựa nguyệt vật liệu, thợ thi công, bản vẽ đến quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, nhà thầu uy tín cũng sẽ có những mức giá hợp lý, cụ thể để chủ nhà tham khảo. Như vậy, khi chọn được nhà thầu uy tín, gia chủ vừa có được giá xây dựng tốt, vừa có được công trình chất lượng. 

Tham khảo thêm: Nhà đẹp 1 tầng và 5 lưu ý xây nhà ở nông thôn

Móng băng chất lượng tốt cho khu vực trũng

Trên đây Mogi đã chia sẻ đến bạn đọc về móng băng nhà 2 tầng. Hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã có thể nắm bắt được tiêu chuẩn bản vẽ, quy trình làm móng và những lưu ý quan trọng để có được công trình bền vững. Đừng quên rằng Mogi sẽ còn cập nhật thường xuyên những thông tin xây dựng hữu ích mỗi ngày. Vì thế ghé thăm Mogi để không bỏ lỡ tin hay, mới nhất nhé. 

Xem thêm: 

  • Những ý tưởng thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ
  • Độ sụt bê tông là gì? Cách đo lường độ sụt bê tông
Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm