Những điều cần biết khi cải tạo nhà cũ

| 14-12-2021, 16:59 | Nhà đẹp

Không có cái gì là trường tồn mãi với thời gian. Vì thế mà sau một khoảng thời gian nhất định, ngôi nhà của bạn chắc chắn rơi vào tình trạng cũ kỹ, xuống cấp. Trong khi đó, việc đập đi xây lại toàn bộ không hẳn là một ý tưởng hay vì nó sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, công sức. Vì vậy, phương án mà nhiều gia chủ lựa chọn là cải tạo lại. Dưới đây là những điều cần biết khi cải tạo nhà cũ. 

1. Những lợi ích khi cải tạo nhà cũ


Những điều cần biết khi cải tạo nhà cũ

Cải tạo nhà cũ là nhu cầu của rất nhiều người hiện nay nhưng không phải ai cũng biết rõ nên bắt tay từ đâu, làm những công việc gì. Do đó, những căn nhà bị xuống cấp cứ bị trì hoãn hết lần này đến lần khác và ngày càng nặng hơn. Để không rơi vào tình huống tương tự, bạn phải nắm rõ được những lợi ích mà cải tạo nhà cũ mang lại.

  • Duy trì an toàn: Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi sẽ gắn bó với mình trong cả một giai đoạn của cuộc đời. Cho dù bạn có xây kiên cố đến đâu, gìn giữ như thế nào thì nó cũng không thể chiến thắng được thời gian. Việc xuống cấp khiến bạn bắt buộc phải cải tạo lại để mang một diện mạo mới cho nó. Đồng thời cũng là để ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc, ủ dột, nứt tường hay sạt lở rồi đe dọa đến tính mạng con người.
  • Diện tích được tối ưu: Cải tạo, sửa sang lại những căn nhà cũ giúp gia chủ thay đổi kết cấu căn nhà mà không cần bỏ ra nhiều công sức. Nhờ vậy mà những diện tích dư thừa có thể tận dụng cho mục đích khác hay những khu vực hạn hẹp được mở rộng hơn. Thông thường, những gia đình sống ở thành phố chưa có điều kiện tài chính cao sẽ lựa chọn cải tạo nhà cũ thành mới.
  • Thay đổi không gian, tiện ích: Không thiếu những ngôi nhà được xây dựng cách đây vài thập kỷ. Dĩ nhiên khoa học kỹ thuật, nguyên liệu thời đó chưa thể phát triển như hiện giờ nên kiến trúc công trình chưa thật sự bền vững. Sửa sang lại sẽ giúp những căn nhà khoác lên mình một “bộ áo” mới, mang phong cách hiện đại hơn.

2. Các hạng mục cần quan tâm khi cải tạo nhà cũ

Có cung thì mới có cầu, không phải tự nhiên mà dịch vụ cải tạo nhà cũ lại nở rộ đến vậy. Trước tiên, nó giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể được chi phí xây dựng phần thô mà căn nhà trông vẫn sáng như mới. Tùy vào đơn vị thi công mà họ sẽ đưa ra những phương án khác nhau để bạn lựa chọn. Nhưng về cơ bản, những hạng mục cần phải chú ý khi cải tạo nhà gồm:

2.1. Cải tạo tường nhà


Chống ẩm, chống thấm: Dấu hiệu xuống cấp đầu tiên của căn nhà mà ai cũng có thể nhận ra là tình trạng ẩm mốc. Nhất là khu vực tường nhà, nơi chịu tác động trực tiếp của nắng mưa. Sau đó là đến những khu vực có chôn đường ống nước ngầm. Cuối cùng là khu vực phòng vệ sinh, phòng tắm.

Sơn lại: Sơn tường hiện nay được quảng cáo với nhiều tính năng như chống ẩm, cách nhiệt, chống nóng… Tuy nhiên, nó cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Sau thời gian đó, lớp sơn sẽ mất đi tính năng và bắt đầu bong tróc khỏi bê tông. Những vết loang lổ mà nó để lại trông rất mất thẩm mỹ cần sơn lại nhanh nhất có thể.

Bày trí lại: Ai cũng muốn nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của mình sau những giờ học tập, lao động mệt mỏi được tiện nghi. Cải tạo lại căn nhà sẽ mang lại một diện mạo hoàn toàn mới, cập nhật được xu hướng kiến trúc tối tân, thịnh hành nhất hiện giờ. Chỉ mất khoản tiền vừa phải là đã có ngay một không gian sống thoáng đãng, thoải mái bài trí lại nội thất theo sở thích của mình.

2.2. Cải tạo ánh sáng


Dịch vụ cải tạo nhà cũ sẽ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau để áp dụng vào căn nhà của mình và giải quyết vấn đề trên. Ánh sáng ở đây không chỉ đơn thuần là ánh sáng tự nhiên hay đèn chiếu. Đó là sự phối hợp về màu sắc. Chẳng hạn như những tông màu trắng, be, xanh dương làm căn nhà trở nên sáng sủa, tầm nhìn rộng rãi hơn.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần lựa chọn những món đồ nội thất thích hợp. Nên ưu tiên đồ vật có màu sắc tương phản cao. Trường hợp căn nhà đang quá thiếu ánh sáng thì cần tìm ra một vị trí thích hợp để làm cửa sổ. Tất cả những điều này đều do bên cung ứng dịch vụ sửa chữa nhà cũ tư vấn nên bạn không cần quá bận tâm nhé.

2.3. Cải tạo hệ thống điện nước


Dịch vụ cải tạo nhà ở thì đương nhiên phải kèm theo cả kiểm nghiệm hệ thống điện nước rồi. Đây là hai dịch vụ thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống càng phát triển hiện đại thì nhu cầu sử dụng điện, nước càng lớn. Do đó, những căn nhà đã sử dụng lâu năm sẽ không thể tránh khỏi việc hai hệ thống này bị ảnh hưởng.

Tình trạng hay gặp nhất đối với hệ thống điện nước là đường ống bị bào mòn hay gãy nứt. Vị trí công tắc còn có thể bị chập. Với kinh nghiệm của mình, các đơn vị cải tạo nhà cũ sẽ tìm ra khuyết điểm trong thiết kế, vấn đề đang xảy ra để đưa ra hướng khắc phục nhanh chóng, kịp thời và bảo đảm an toàn nhất.

2.4. Kết cấu và nội thất


Phòng tắm và khu vệ sinh: Khu vực hay xuống cấp nhất trong nhà chính là phòng vệ sinh. Bởi lẽ đây là nơi tiếp xúc và xử lý chất thải hàng ngày. Dù chưa xảy ra tình trạng xuống cấp nhưng vẫn cần gia cố thêm để tránh hiện tượng nứt, vỡ tường, tắc ống cống.

Phòng khách: Là trung tâm của cả căn nhà nên nếu xuống cấp thì sẽ chỉ xấu mặt gia đình bạn mà thôi. Với những lỗi nhỏ như bong sơn thì có thể tự làm nhưng nếu diện tích hẹp mà muốn mở rộng hơn thì tốt nhất là nhờ đến sự tư vấn của các dịch vụ cải tạo chuyên nghiệp. Nhờ vậy mà không nhất thiết phải đập đi xây lại.

Phòng ngủ: Vấn đề nhiều gia đình gặp phải là số lượng thành viên tăng lên nhưng số lượng và diện tích phòng ngủ lại có hạn. Cải tạo nhà ở giúp cân bằng lại không gian để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại. Trong điều kiện không đủ tài chính lẫn thời gian để xây mới thì cải tạo nhà cũ chính là phương án tối ưu nhất.

3. Kinh nghiệm hữu ích cải tạo nhà cũ

Sau khi đã biết được lợi ích và những hạng mục cần quan tâm khi cải tạo nhà cũ, việc tiếp theo chính là cách thức thực hiện. Kinh nghiệm hữu ích nào để nhà cũ được cải tạo có chất lượng tốt nhất? Tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

3.1. Cải tạo nhà cấp 4 cũ thành nhà mới


Mô hình nhà cấp 4 rất dễ dàng bắt gặp ở Việt nam, dù là ở khu vực thành thị hay nông thôn. Phương án tốt nhất để cải tạo nhà cấp 4 là nâng cấp lên thành nhà lầu. Điều này không hề khó nếu gia chủ đang sở hữu một nền móng nhà vững chãi. Khi hoàn thiện môi trường sống trông rộng rãi và thoáng mát hơn hẳn.

Căn cứ vào yêu cầu thiết kế và hiện trạng căn nhà, đơn vị thi công lên phương án phân bổ các phòng chức năng sao cho phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu để mở thêm cửa phụ hoặc cửa sổ ở hướng đẹp. Mở rộng các ô gió hay cửa sổ mái cũng là biện pháp được nhiều đơn vị tư vấn cho chủ nhà.

Mô hình nhà cấp 4 truyền thống phần lớn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong xã hội hiện đại nữa. Việc bố trí một tầng gác lửng là cần thiết. Nếu biết cách xây dựng thì nó không hề chiếm không gian. Ngược lại, diện tích sử dụng được tăng lên đáng kể. Song song với những cải tạo trên, gia chủ cũng cần sửa chữa luôn hệ thống điện nước, bổ sung lớp chống thấm, sơn tường, bài trí lại nội thất…

3.2. Kinh nghiệm cải tạo nhà tập thể cũ


Nhà tập thể có nhược điểm là thường xuyên bí bách và tối tăm. Việc đầu tiên cần nghĩ đến khi cải tạo nhà tập thể cũ là tăng nguồn sáng. Nếu căn nhà nằm ở mặt tiền thì có thể tận dụng nguồn sáng tự nhiên. Tuy nhiên với những căn nhà nằm sâu bên trong thì phương án duy nhất là lắp đặt thêm hệ thống đèn điện. Đặc biệt, những khu vực tối, tiềm ẩn nguy cơ nấm mốc như bếp, khu vệ sinh… thì ngoài bố trí thêm nguồn sáng thì còn phải có phương pháp chống ẩm, hút mùi.

3.3. Kinh nghiệm cải tạo nhà ống cũ


Nhà ống thường rơi vào tình trạng thiếu sáng khi xuống cấp. Nó ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến việc học tập, sinh hoạt và nghỉ ngơi thường ngày. Một số khu vực trong nhà gặp tình trạng nước thấm vào tường, hệ thống chiếu sáng không phục vụ được nhu cầu tối thiểu nữa. Trong khi đó, nhà ống lại khó tiếp cận được nguồn sáng tự nhiên nên tiêu tốn rất nhiều tiền điện.

Kinh nghiệm khi cải tạo nhà ống xuống cấp chính là khuếch đại tối đa nguồn sáng. Để làm được vậy thì một là bố trí thêm bóng đèn điện. Hai là bố trí thêm cửa sổ trần. Phương án xây dựng giếng trời cũng được nhiều gia chủ lựa chọn vì tiết kiệm được chi phí lại có hiệu quả cao.

3.4. Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng cũ


Những căn nhà 2 tầng sẽ có kết cấu nền móng vững chãi và kiên cố hơn nhà cấp 4. Cho nên, việc cải tạo, nâng cấp có phần đơn giản hơn. Đơn vị tư vấn, xây dựng tiến hành sửa chữa theo tình trạng xuống cấp hiện tại. Kể cả là cải tạo kiến trúc tổng thể, mở rộng cầu thang, bố trí thêm cửa sổ, tư vấn nội thất đều được xử lý gọn gàng.

3.5. Kinh nghiệm cải tạo nhà chung cư cũ


Do vấn đề về hợp đồng mà nhiều gia chủ lo lắng không thể nâng cấp căn hộ chung cư cũ. Nhưng các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp sẽ làm giúp bạn từ A – Z kể cả là thủ tục xin cấp phép với chủ dự án. Việc bạn cần làm chỉ là cung cấp đầy đủ và ký vào những giấy tờ cần thiết.

Phương pháp cải tạo chung cư cũ thường là thay đổi thiết kế và bố trí nội thất. Đó là những hạng mục như rèm cửa, sơn tường, vách tường, nội thất các phòng… Tùy vào từng trường hợp mà có thể cải tạo trần, đổi sàn…

4. Những lưu ý khi cải tạo nhà cũ

Tuy cải tạo nhà cũ không tốn kém chi phí, thời gian như xây mới nhưng để đảm bảo việc xây dựng được tiến hành trơn tru và nuột nà nhất, gia chủ cần phải nắm rõ những điều sau:

4.1. Có cần giấy phép cải tạo không? 

Nhà nước đã có quy định chi tiết về việc cải tạo nhà cũ và nhà mới để bảo đảm kiến trúc công trình và không làm ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, kiến trúc, cảnh quan xung quanh. Chính vì vậy, gia chủ cần phải xác nhận xem ngôi nhà của mình có thuộc trường hợp bị hạn chế xây dựng không. Để biết được điều này thì cần gửi hồ sơ xin cải tạo nhà cũ đến cơ quan chuyên trách về xây dựng – quy hoạch tại UBND cấp huyện khu vực đang sinh sống.

4.2. Dự toán kinh phí

Gia chủ cần tham khảo nhiều đơn vị tư vấn khác nhau trên thị trường để tìm được mức giá ổn nhất. Ngoài ra, một số mẹo giúp cắt giảm các khoản chi không cần thiết gồm:

  • Tái sử dụng những nguyên vật liệu có chất lượng tốt
  • Hạn chế tối đa tháo dỡ phòng ốc
  • Chủ động kiểm tra nguồn và số liệu nguyên vật liệu nhập
  • Lên kế hoạch chi tiết về việc cải tạo và sắp xếp nhân công.

4.3. Đảm bảo các yếu tố phong thủy

Xây mới hay cải tạo cũng đều cần phải chú trọng vào phong thủy. Nó được thể hiện qua cách bố trí đồ đạc, hướng nhà, lựa chọn đồ nội thất... Đồng thời phải chọn ngày khởi công phù hợp với bản mệnh. Nếu đơn vị thi công không tuân thủ những nguyên tắc này thì gia chủ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc dừng hợp tác.

Những chia sẻ về kinh nghiệm cải tạo nhà cũ đến đây là kết thúc. Mong rằng bạn đọc đã tìm thấy thông tin hữu ích dành cho mình. Hẹn gặp lại trong những chia sẻ về nhà ở, thiết kế, xây dựng tiếp theo của bất động sản ODT.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm