Hướng dẫn cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên theo phong thủy

| 28-04-2022, 10:56 | Phong thuỷ

Hướng dẫn cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên theo phong thủy
Cách đặt bát hương trên bàn thờ

Thờ cúng tổ tiên được xem là một trong những nét đẹp trong văn hóa và phong tục tập quán của người Việt. Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại ngày nay rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ không biết được những quy tắc và thông tin liên quan đến phong tục này. Do vậy với bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết về cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. 

Ý nghĩa của việc bày bát hương bàn thờ 

Ý nghĩa của việc bày bát hương bàn thờ 

Là một người Việt Nam chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Với từng khu vực, vùng miền khác nhau thì lại có nguyên tắc đặt bát hương khác nhau. Mặc dù như vậy nhưng chúng vẫn có 1 ý nghĩa chung đó là nơi mà các thần linh, tổ tiên giáng xuống; chứng giám được lòng thành cũng như thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên. 

Mỗi bát hương sẽ có một tượng trưng khác nhau; thông thường ở ban thờ mỗi gia đình người Việt sẽ có 3 bát hương thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà Tổ Cô. 

Bên cạnh đó, thông thường không nên đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ; vì người ta tin rằng làm như vậy sẽ không thiêng. Đặc biệt điều này còn có thể khiến bạn không  nhớ rõ hương nào thờ vị thần nào; thờ ai thì sẽ phạm thượng đến các thần linh, tổ tiên.

Tầm quan trọng của cách đặt bát hương trên bàn thờ đúng cách 

Như đã nói ở trên thì sẽ có 3 bát hương; bao gồm 1 bát hương thờ Bà Tổ Cô, 1 bát hương thờ Thổ Công, và 1 bát hương thờ Gia Tiên. Trong đó ở giữa sẽ là bát hương thờ Thổ Công, bên trái là bát hương thờ Bà Tổ Cô và bên phải là bát hương thờ Gia Tiên. 

Lưu ý, bát hương thờ Thổ Công phải cao hơn và to hơn so với 2 bát hương còn lại. Và sau khi đã đảm bảo các bát hương được đặt đúng cách thì bạn cũng cần lưu ý đến thứ tự thắp hương. Cụ thể thắp hương vào bát hương thờ Thổ Công trước, sau đó là bát hương Gia Tiên và cuối cùng sẽ đến bát hương Bà Tổ Cô. Và tất nhiên khấn cũng cần tuân theo thứ tự như khi thắp hương.

Tầm quan trọng của cách đặt bát hương

Xem thêm >> Sao Thái Âm là gì? Hướng dẫn cúng sao Thái Âm

Quy trình bốc bát hương đúng phong thủy

Chắc hẳn đối với nhiều thế hệ trẻ ngày nay sẽ không có nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực này, tuy nhiên đây lại là một trong những điều chúng ta nên biết. Vậy nên trong bài viết lần này cũng Mogi sẽ cung cấp chi tiết về quy trình bốc và đặt bát hương. trên bàn thờ.  

Chuẩn bị bát hương 

Trước tiên là vấn đề chọn bát hương theo truyền thống thì bát hương thờ Thổ Công có đường kính 20cm, 22cm hoặc 24cm; trong khi đó đối với bát hương thờ Gia Tiên và bát hương thờ Bà Tổ Cô thì đường kính nhỏ hơn tầm 18cm. 

Ngoài ra về vật liệu bạn có thể chọn loại bát hương men trắng loại hơi dày và đặc biệt không có lẫn chữ Trung Quốc. Với bàn thờ truyền thống thì có khá nhiều loại hơn như bằng gỗ mít hoặc gỗ đinh hương rất thơm. 

Chuẩn bị bát hương

Chuẩn bị tro 

Tro hay còn được biết đến là cốt bát nhang sẽ có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô… Trong đó phải có ít nhất 3 thứ là vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim và dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút. Cụ thể chú giấy hay chú mực là việc ghi một số chữ (do sử ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). 

Quá trình bốc

Quá trình bốc cần đảm bảo bàn tay sạch, cụ thể tay nên được rửa bằng rượu hoặc nước gừng. Thêm vào đó khi bốc bát hương thì cần bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào bát. Lưu ý bạn không nên nên ấn hoặc nén chặt. Ngoài ra, trước khi tiến hành bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong đặt bát hương lên bàn thờ

Ở phong tục người Việt của chúng ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn; nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương Bà Tổ Cô để bên tay trái nhìn vào. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, để lại 5 chân. 

Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối; (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

Sắm lễ và bố trí

Các loại hoa tươi, quả tươi, nước sạch thường sẽ được sử dụng làm đồ lễ và bày lên bàn thờ. Ngoài ra cần chú ý bát hương khi được đặt lên bàn thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Thêm vào đó phần phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có); không bày rượu, vàng mã… 

Xem thêm >>Bướm đen bay vào nhà là điềm gì? Điềm tốt hay xấu?

Nguyên tắc khi sử dụng và cách đặt bát hương trên bàn thờ

Nguyên tắc khi sử dụng và cách đặt bát hương trên bàn thờ

Trước tiên bát hương cần được đặt ở một vị trí cố định theo nguyên tắc đã đề cập ở trên. Và chú ý khi tiến hành thắp hương tránh để chúng bị xê dịch. Bởi nhiều người tin rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến phong thủy và việc thờ cúng không còn linh thiêng nữa. 

Một nguyên tắc khác là về vật liệu dùng để làm bát hương thì nên tránh sử dụng bát được làm bằng đá. Bởi chúng không được sử dụng để thờ cúng ở đình chùa nên nhiều người cũng tránh sử dụng trên bàn thờ tổ tiên. 

Tuyệt đối không dùng cát làm cốt bát hương; thay vào đó bạn có thể dùng rơm nếp để làm tro của bát hương. Một chú ý cuối cùng là thường xuyên lau chùi và giữ sạch sẽ cho ban thờ tổ tiên. 

Cách đặt bát hương trên bàn thờ theo phong thủy 

Trên thực tế cách đặt bát hương cũng là một trong những công đoạn được quan tâm nhất. Trong đó có những lưu ý tất cả chúng ta cần phải nắm rõ để tránh những sai sót dù là nhỏ nhất. 

Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ? 

Như đã đề cập ở trên thì mỗi ban thờ của gia đình người Việt thường có 3 bát hương; trong đó 1 bát hương thờ Bà Tổ Cô, 1 bát hương thờ Thổ Công, và 1 bát hương thờ Gia Tiên. Đồng thời không nên sử dụng quá nhiều bát hương trên một bàn thờ. 

Vị trí và cách đặt bát hương trên bàn thờ 

Theo phong tục chúng ta không nên gộp chung 3 bát hương vào một; nguyên nhân là do thần Thổ Công không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Bà Tổ Cô.

Bàn thờ có 1 bát hương 

Bàn thờ có chứa 1 bát hương rất phổ biến ở Việt Nam; đặc biệt là ở những gia đình có diện tích thờ cúng nhỏ hoặc con thứ… Bát hương này được hiểu là thờ cúng tổ tiên và thần linh cùng với nhau. Tuy nhiên nó không được khuyến khích; vì được cho là không phù hợp với yếu tố tâm linh và tín ngưỡng khi đặt thần linh với người trần ngang hàng. 

Bàn thờ có 1 bát hương

Bàn thờ có 2 bát hương 

Đây là loại bàn thờ thường thấy ở những gia đình trung tuổi trở xuống; hoặc những người làm ăn xa. Cụ thể bát hương thờ thần tin và tổ tiên được chia riêng biệt; khi tiến hành thắp hương khấn vái cần chú trọng đến thứ tự theo ngôi vị chính xác. 

Bàn thờ có 3 bát hương

Đây chính là bàn thờ thường thấy nhất trong các gia đình Việt và được cho là hợp phong thủy nhất. Cụ thể 3 bát hương sẽ xếp theo thứ tự là thờ phật, thờ thần linh và cuối cùng là tổ tiên. Do đó thứ tự thắp hương cũng tuân theo tuần tự như vậy. 

Bàn thờ đặt 3 bát hương

Bàn thờ có 4 bát hương

Đây là bàn thờ thường xuất hiện trong các gia đình phật tử hay chính là theo đạo phật; tương đối ít gặp tại các gia đình Việt. Trong đó vẫn có ba bát hương như trên, tuy nhiên sẽ có thêm bát hương trên ban phật. 

Bàn thờ có 5 bát hương 

Bàn thờ 5 bát hương thường thấy ở gia đình có vợ chồng sống chung với con trưởng của cả hai bên. Trong đó bên vợ 1 con còn gia đình bên chồng không quan trọng là con một hay nhiều con. Trong đó bát hương ở giữa là thờ thần linh, bên phải là 2 bát hương nhà vợ, bên trái là 2 bát hương nhà chồng. 

Lưu ý khi sắp xếp bát hương trên bàn thờ 

Lưu ý khi đặt bát hương trên bàn thờ

Nội dung cuối cùng chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc; đó là những lưu ý liên quan tới việc tiến hành xếp bát hương trên bàn thờ. Cụ thể sẽ có 3 lưu ý cơ bản, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.

Chọn mua bát hương

Thông tin về vấn đề chọn mua bát hương; thì bạn cần chú ý đến chất liệu làm nên bát hương và kích thước như đường kính của nó. Những thông tin này Mogi đã đề cập ở phần chẩn bị bát hương, bạn có thể tham khảo để chọn được bát hương phù hợp với truyền thống gia đình Việt.

Thanh tẩy bát hương

Ở phần này chúng ta tuyệt đối không được sử dụng nước lã; mà thay vào đó hãy sử dụng rượu trắng hoặc nước gừng là hợp lý nhất. Đây là phong tục được ông cha truyền lại cho đời sau; vậy nên chúng ta nên tuân thủ theo nguyên tắc này tránh ảnh hưởng đến vấn về tâm linh.

Bốc bát hương

Công đoạn bốc bát hương

Lưu ý cuối cùng trong việc sắp xếp bát hương đó là công đoạn bốc bát hương. Thông thường người thực hiện việc này sẽ là gia chủ, đồng thời hãy đảm bảo sự thành tâm và chân tay sạch sẽ. Bát hương sau khi được bốc cần được dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ. 

Trong bài viết lần này, chúng tôi đã mang đến toàn bộ những thông tin liên quan đến cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn trong quá trình chuẩn bị và sắp xếp bàn thờ sao cho hợp lý; chúc các gia chủ gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Hãy liên hệ ngay cho Mogi.vn nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay nhé. 

>Xem thêm bài viết: 

  • Cúng tam tai chuẩn bị những gì? Cúng tam tai vào ngày nào mới tốt?
  • Tứ hành xung là gì? Các cặp con giáp nào xung khắc với nhau?
Từ khoá : Phong thuỷ
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm