6 nỗi khổ mà chỉ người sống trong căn hộ 'nhà nọ nhìn sang nhà kia' mới thấu

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 26-10-2021, 08:45 | Phân tích Nhận định

Nhược điểm #1 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ánh sáng yếu

Khoảng cách giữa các tòa nhà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng của căn hộ. Đặc biệt với những tòa nhà cao hơn 30 tầng hiện nay, nếu khoảng cách của tòa nhà quá gần, phạm vi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm đi rất nhiều và phần được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở tầng thấp sẽ càng thiếu nghiêm trọng.

Vấn đề này sẽ gây ra nhiều hậu quả, thời gian chiếu sáng ngắn hơn và thiếu ánh sáng trong nhà lâu ngày không chỉ làm tăng độ ẩm trong phòng, khiến không gian sống lạnh lẽo, âm u, trải nghiệm sống chắc chắn sẽ bị giảm đi đáng kể.


6 nỗi khổ mà chỉ người sống trong căn hộ 'nhà nọ nhìn sang nhà kia' mới thấu

Nếu khoảng cách của tòa nhà quá gần, phạm vi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm đi rất nhiều.

Nhược điểm #2 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ảnh hưởng đến thông gió trong phòng

Hiệu suất thông gió tốt là một trong những điều kiện tiên quyết cho một căn hộ tốt. Nếu khoảng cách giữa các tòa nhà quá gần, tòa nhà phía trước thường sẽ cản trở sự thông gió bình thường của tòa nhà phía sau. Ngay cả khi bạn chọn một căn hộ tốt có hướng bắc và nam thông suốt, việc thông gió vẫn bị xáo trộn ở một mức độ nào đó, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng không khí trong nhà.

Nhược điểm #3 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ảnh hưởng đến đời sống riêng tư

Sống trong các tòa nhà có khoảng cách quá gần nhau thì dễ dàng xảy ra tình trạng "nhà này nhìn sang nhà kia", tức là cư dân ở tòa nhà đối diện dễ dàng nhìn xem tình hình bên trong nhà mình, có thể khiến mọi người trong gia đình cảm thấy rất bất an.


Thật bất an khi hàng xóm có thể thấy mọi thứ bạn đang làm trong nhà mình.

Nhược điểm #4 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ô nhiễm tiếng ồn

Căn nhà là nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của gia đình, đi làm hàng ngày mệt mỏi, sau khi trở về nhà chỉ muốn tận hưởng một không gian thư giãn. Nếu bố trí của các tòa nhà quá gần nhau thì âm thanh từ căn hộ bên này dễ dàng gây ảnh hưởng đến nhà bên kia , ngay cả khi các cửa sổ đã được đóng lại thì bạn rất dễ bị làm phiền bởi tiếng ồn của hàng xóm.

Bạn hãy thử tưởng tượng chiều đi làm về mệt mỏi nhưng phải đối mặt với âm thành xôn xao trò chuyện, tiếng tranh cãi, tiếng TV ồn ào, tiếng trẻ con khóc, v.v., sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến chất lượng nghỉ ngơi?

Nhược điểm #5 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ảnh hưởng đến an toàn dân cư

Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến việc cứu hỏa. Nếu khoảng cách từ tòa nhà này sang tòa nhà khác quá nhỏ, thì các làn đường giao thông nội khu cũng sẽ hẹp. Mặc dù việc đi lại bình thường của các phương tiện sẽ không bị ảnh hưởng nhưng nếu có người, xe khác củng di chuyển một cách ngẫu nhiên thì dễ dẫn đến tắc nghẽn tạm thời.

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, xe cứu hỏa chắc chắn sẽ không thể chạy vào được do kích thước xe quá lớn, điều này không chỉ làm chậm cơ hội cứu hộ tốt nhất mà còn đe dọa đến tính mạng và tài sản của cư dân, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các tòa nhà lân cận.


Nếu khoảng cách từ tòa nhà này sang tòa nhà khác quá nhỏ, thì các làn đường giao thông nội khu cũng sẽ hẹp.

Nhược điểm #6 khi mua căn hộ trong những tòa nhà xây quá gần nhau: Ảnh hưởng đến tâm trạng sống

Việc thiếu không gian giữa các tòa nhà dễ hình thành hiệu ứng ống hẹp, đặc biệt ở những khu vực hẹp giữa các tòa nhà chung cư, gió sẽ tăng lên rất nhiều. Gió rít cũng dễ gây ra các tai nạn cho người đi ngoài đường, cây cối gần đó dễ bị gãy cành, một số đồ vật không rõ hoặc rác cũng bị gió thổi bay lên, v.v.

Ngoài ra, việc xây dựng các tòa nhà san sát nhau cũng tạo ra cái nhìn "tù túng" cho người từ ngoài nhìn vào bên ngoài, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị. Những dự án có các tòa nhà xây quá gần nhau thường có tỷ lệ phủ phủ xanh rất nhỏ nên chất lượng môi trường công cộng khó đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng sống và tiện nghi sinh hoạt của cư dân.

Nguyên Phương

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm