Những điều sinh viên cần biết khi làm thủ tục đăng kí tạm trú tạm vắng

| 2-05-2019, 23:36 | Góc pháp luật

Hiện nay, việc sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn luôn là mục tiêu của nhiều người, kéo theo đó là nhu cầu thuê nhà và chuyển chỗ ở. Sau khi kí kết hợp đồng thuê nhà, điều đầu tiên phải làm là đăng kí tạm trú tạm vắng. Trong một số trường hợp thì chủ cho thuê sẽ trực tiếp giúp bên thuê nhà thủ tục đăng kí tạm trú tạm vắng, nhưng một vài trường hợp khác thì người đi thuê nhà phải tự liên lạc với công an địa phương để thực hiện điều này.


Đối với sinh viên thuê nhà khi phải thực thủ tục đăng kí tạm trú tạm vắng vẫn còn bỡ ngỡ. Như vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra khi đăng kí tạm trú tạm vắng thì sinh viên cần làm gì.

Khi nào phải đăng kí tạm trú tạm vắng

Theo quy định của Luật Cư Trú khoản 2, điều 30, công dân đang sinh sống, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp không được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến sinh sống, làm việc, và học tập tại địa phương đó thì công dân phải đến đăng ký tạm trú tại Công an địa phương đó.


Đối với trường hợp công dân đã đăng kí tạm trú tạm vắng nhưng không sinh sống, làm việc trong thời gian từ 06 tháng trở lên tại địa phương đã đăng kí tạm trú thì công dân đó sẽ bị cơ quan cấp sổ tạm trú xóa tên trong sổ đăng kí tạm trú.

Tại sao phải đăng kí tạm trú tạm vắng

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú. Việc công dân đăng ký tạm trú giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.


Hơn vậy, đối với người ngoại tỉnh, đặc biệt là sinh viên, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết của công dân để được hưởng một số quyền lợi nhất định như: làm thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính; Làm thủ tục mua hàng trả góp…


Ngoài ra, nếu như không đăng ký tạm trú, người dân ngoại tỉnh còn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng


Những điều sinh viên cần biết khi làm thủ tục đăng kí tạm trú tạm vắng>

Đăng kí tạm trú tạm vắng tại trụ sở Công an tại địa phương

Thủ tục đăng kí tạm trú tạm vắng

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (với trường hợp phải khai nhân khẩu)


- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhà thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.


- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.

Nơi nộp hồ sơ:

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại Công an địa phương nơi tạm trú.

Thời hạn cấp Sổ tạm trú:

Theo quy định của Luật Cư trú mới, trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải cấp Sổ tạm trú cho công dân. Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng.  Lưu ý, trong vòng 30 ngày trước khi hết hạn, công dân phải đến Công an địa phương tạm trú để gia hạn them.

Lệ phí đăng ký tạm trú:

Hiện nay, Bộ Tài chính quy định Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự quyết định mức lệ phí đăng ký tạm trú.


Tại Hà Nội, mức lệ phí đăng ký tạm trú nhưng không cấp Sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; nếu cấp Sổ tạm trú, mức lệ phí là 20.000 đồng/trường hợp.


Riêng các huyện, thị xã, mức lệ phí chỉ bằng một nửa lệ phí tại các quận.


Như vậy trên đây là những kiến thức cơ bản dành cho mọi người khi đi đăng ký tạm trú tạm vắng. Để tránh xảy ra tranh chấp hoặc tránh bị phạt khi cán bộ công an kiểm tra đột xuất thì mọi công dân nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này.
Từ khoá :
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm