Tỷ giá hối đoái là gì? Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kinh tế

| 12-04-2022, 10:54 | Kiến thức

Trong nền kinh tế thị trường mở, nhu cầu trao đổi hàng hóa, tiền tệ trên thế giới luôn gia tăng không ngừng. Vì mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng, nên cần có một tỷ lệ hối đoái để giúp cho việc chuyển đổi tiền tệ, hàng hóa được diễn ra thuận lợi, chính là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của một quốc gia. Nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái để bắt kịp sự phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết trong kinh doanh. Vậy, vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế là gì? Để làm rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá được hiểu là giá của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác. Hay đơn giản hơn, là mất bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước này để mua được một đơn vị tiền tệ nước khác.

 Tỷ giá hối đoái

Ngoại lệ, tại Mỹ và Anh là hai nước có đơn vị tiền tệ phổ biến, cho nên cách tính tỷ giá sẽ ngược lại. Tỷ giá tại các quốc gia này là lượng đơn vị tiền tệ nước khác để mua được một đồng Đô la hoặc một đồng bảng Anh.

Dựa vào sự phát triển của nền kinh tế, thị trường hàng hóa, dịch vụ và tùy vào mục đích nghiên cứu, tỷ giá hối đoái được xác định theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, hai phương pháp xác định tỷ giá hối đoái được sử dụng nhiều nhất đó là dựa trên cơ sở ngang giá vàng và trên cơ sở cân bằng sức mua.

Tỷ giá hối đoái - Các tác nhân ảnh hưởng

Có các nhân tố kinh tế cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái như lạm phát, trao đổi thương mại, lãi suất, chính trị và kinh tế.

Lạm phát

Lạm phát là tình trạng khi đồng tiền mất giá. Tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia càng cao thì đồng tiền của quốc gia đó càng giảm sức mua. Khi so sánh với đồng tiền của các nước khác, tỷ giá hối đoái thay đổi làm thay đổi xu hướng dịch chuyển hàng hóa và cung cầu tiền tệ.

Trao đổi thương mại

Ở cả hai khía trao đổi hàng hóa và tiền tệ đều có tác động đến tỷ giá hối đoái. Khi cán cân thương mại giảm tức nhập khẩu cao hơn xuất khẩu khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.

 Hoạt động xuất nhập khẩu

Đối với cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái tăng khi đồng ngoại tệ tăng so với đồng nội tệ có xu hướng giảm.

Lãi suất

Lãi suất tại một quốc gia được điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế trong nước đồng thời tạo nên sức hút đầu tư nước ngoài. Nguồn đầu tư từ nước ngoài cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Chính trị và kinh tế

Tình hình chính trị - kinh tế có tác động đến lạm phát, sức hút đầu tư từ nước ngoài. Từ đó, ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá hối đoái của một nước.

Tỷ giá hối đoái tác động đến nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái là nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế có tác động nhất định đến thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới.

 Vai trò của tỷ giá hối đoái

 

Có thể nêu được 3 vai trò cơ bản của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế. Đó là, giúp so sánh sức mua của đồng tiền, ảnh hưởng đến cán cân thương mại, ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền

Về bản chất, tỷ giá hối đoái thể hiện sức mua của đồng tiền này đối với một đồng tiền của quốc gia khác. Vì thể tỷ giá tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ.

Ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Với tác động hai chiều, tỷ giá hối đoái có thể tác động ngược lại với hoạt động xuất nhập khẩu của một nước. Khi tỷ giá tăng đồng nghĩa với đồng nội tệ bị mất giá hơn, vì thế sẽ hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, tăng sức cạnh tranh hàng hóa, thay đổi cán cân thương mại.

Ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Cũng từ tác động của tỷ giá hối đoái đến xu hướng xuất nhập khẩu, thông qua đó ảnh hưởng đến tình hình lạm phát và khả năng tăng trưởng. Ví dụ như tỷ giá giảm do đồng nội tệ tăng giá, hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, kiềm chế lạm phát nhưng lại đồng thời hạn chế sản xuất, tăng trưởng trong nước.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm