Thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc với tất cả công dân?

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 6-04-2021, 08:21 | Kiến thức

Những trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip

Theo khoản 2 điều 38 Luật căn cước công dân năm 2014, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Cũng theo điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/1/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Theo khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Theo khoản 2 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, trường hợp chứng minh nhân dân, căn cước công dân cũ vẫn đang còn giá trị sử dụng; không bị hư hỏng, sai sót hay thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng, xác định lại giới tính, quê quán thì không phải đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip.


Thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc với tất cả công dân?

Ảnh minh họa

Mức phạt nếu CMND/CCCD hết hạn/sai sót không đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Việc đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip sẽ mang lại nhiều tiện lợi cho người dân cũng như thuận lợi cho công tác quản lý dân cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên mọi người có thể đổi vào thời gian phù hợp theo yêu cầu của từng địa phương.

Nếu chứng minh nhân dân, căn cước công dân hết hạn hoặc có sai sót mà công dân không thực hiện đổi sang căn cước công dân có gắn chip thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm b khoản 1 điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Trước kia, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.


Ảnh minh họa

Đến năm 2015 khi Luật căn cước công dân 2014 được có hiệu lực thì xuất hiện thêm một loại thẻ đó là căn cước công dân và được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định như sau:”Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.

Nhìn chung về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm