Tìm hiểu về thửa đất và quy định phân biệt, đánh số thửa đất mới nhất

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 10-03-2021, 07:08 | Kiến thức

Trong các văn bản pháp luật, giấy tờ chuyển nhượng bất động sản, thửa đất được nhắc đến rất nhiều. Đây là khái niệm quan trọng, đảm bảo việc quản lý và kinh doanh đất đai của Nhà nước và người sử dụng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thửa đất là gì? Cùngtìm hiểu định nghĩa và những quy định có liên quan đến thửa đất qua bài viết dưới đây nhé!

I. Thửa đất là gì? 

Tìm hiểu về thửa đất và quy định phân biệt, đánh số thửa đất mới nhất

Thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa hoặc trên hồ sơ


Thửa đất là một trong những chế định pháp lý về đất đai cả Nhà nước. Theo Luật Đất đai 2003, thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản, thửa đất là phần đất có ranh giới đã được xác định rõ ràng các thông tin về mục đích, vị trí, số thửa. 


Việc xác định diện tích, hình dáng cũng như vị trí thửa đất cần tuân theo những biện pháp đo đạc kỹ càng. Quá trình khảo sát, thu thập thông tin giúp đơn vị quản lý xây dựng bản đồ chi tiết. Hiện nay, công tác quản lý, xử lý tranh chấp các thửa đất do cơ quan địa chính phụ trách và chịu trách nhiệm. 

II. Mục đích sử dụng thửa đất là gì? 

Thửa đất có một hoặc nhiều mục đích sử dụng khác nhau


Mục đích sử dụng thửa đất được tiến hành theo nội dung đã quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP tại Điều 7. Cụ thể gồm: 

  • Những thửa đất trên đó chỉ có duy nhất một mục đích sử dụng được xác định cụ thể qua các trường hợp: 
    • Thửa đất có ranh giới xác định trong quá trình sử dụng; 
    • Thửa đất được xác định khi Nhà nước bàn giao, cho thuê hay cấp quyền sử dụng đất; 
    • Thửa đất được xác định khi hợp thửa hoặc tách thửa. 
  • Những thửa đất có nhiều mục đích sử dụng được xác định cụ thể qua các trường hợp sau: 
    • Thửa đất có mục đích sử dụng chính và phụ theo mùa vụ trong năm hoặc sử dụng đồng thời trên cùng diện tích đất. 
    • Những thửa đất xác định được ranh giới phân chia giữa các mục đích sử dụng thì thửa đất được xác định theo từng mục đích. 

III. Tài sản gắn liền với thửa đất là gì?

Những tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của chủ sở hữu. Bao gồm các tài sản sau: 

  • Nhà ở, nhà máy, cửa hàng, nhà kho,…
  • Xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm…
  • Giếng nước, nhà vệ sinh, tường bao…
  • Ao, hồ.
  • Cây ăn quả, cây cảnh…
  • Cây lâm nghiệp, rừng, đồi…

IV. Quy định tách thửa và hợp thửa đất

Thửa đất được phép tách và hợp thửa khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định của luật đất đai


Theo quy định địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất và những tài sản gắn liền với thửa đất có thể được chuyển nhượng và kế thừa. Chính vì vậy, việc tách thửa, hợp thửa được phép thực hiện khi có đầy đủ các yêu cầu theo quy định của luật đất đai. 

1. Điều kiện tách và hợp thửa đất

– Điều kiện để tách thửa đất: 

Theo quy định của UBND cấp tỉnh đối với từng địa phương, khi thực hiện tách thửa cần đảm bảo các điều kiện tách thửa sau: 

  • Đối với thửa đất tại nông thôn: Diện tích tối thiểu thửa đất phải phù hợp với điều kiện, tập quán của địa phương. Phải căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt để quyết định. 
  • Đối với thửa đất tại thành phố: Diện tích tách thửa tối thiểu do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương. 


– Điều kiện hợp thửa đất: 

  • Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng phải tiến hành thủ tục chuyển về mục đích chung. 
  • Các thửa đất phải liền kề nhau.
  • Diện tích thửa đất sau khi hợp nhất không vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. 

2. Hồ sơ và quy trình tách, hợp thửa đất

Người sử dụng tiến hành nộp hồ sơ xin tách, hợp thửa tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 


Hồ sơ xin tách hoặc hợp thửa đất gồm: 

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) đã cấp;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. 

Quy trình tách, hợp thửa đất

  • Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tối đa sau 3 ngày cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ. 
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành ghi thông tin vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả, trao phiếu tiếp nhận và trả kết quả cho người yêu cầu tách, hợp thửa đất. 
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có trách nhiệm: 
    • Đo đạc địa chính; 
    • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với thửa đất tách và hợp thửa;
    • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. 
    • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và gửi cho người sử dụng đất. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến thửa đất là gì cùng những quy định có liên quan đến tách, hợp thửa đất. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích đảm bảo quyền và nghĩa vụ sử dụng thửa đất của mình. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm