Tư vấn vay vốn mua nhà và các thông tin cơ bản nhân viên tín dụng cần biết

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 1-10-2020, 09:12 | Kiến thức

Để bắt đầu buổi trò chuyện và tư vấn cho Khách hàng (KH) mới lần đầu gặp gỡ tạo sự chuyên nghiệp và nắm bắt được nhanh chóng nhất thông tin từ Khách hàng thì nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ thường lên danh sách những câu hỏi cụ thể và dễ hiểu nhất tạo cho khách hàng có sự thấu hiểu nhu cầu và điều kiện về ngân hàng hơn. Dưới dây sẽ là 4 thông tin đơn giản và dễ nắm bắt được nhu cầu KH vay mua nhà nhất dành cho 1 Nhân viên tín dụng tại ngân hàng: 


Tư vấn vay vốn mua nhà và các thông tin cơ bản nhân viên tín dụng cần biết

1/ Tình trạng hôn nhân

Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định cụ thể Quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng khi đã đăng ký kết hôn. Vì vậy, khi đi vay KH sẽ thường được hỏi về Tình trạng hôn nhân hiện tại là “ Độc thân” hay “Đã lập gia đình” để từ đó nhân viên ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin và Yêu cầu sự tham gia của người còn lại trong nghĩa vụ “Ký kết các loại Hợp đồng” với Ngân hàng và đảm bảo thủ tục diễn tra đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.

2/ Thu nhập hiện tại

Đây là thông tin quan trọng nhất ảnh hưởng đến “Khả năng cho vay”, “Số tiền cho vay” của 1 khách hàng. Thường thì nhân viên tín dụng sẽ đặt ra 2 câu hỏi liên quan tới thu nhập của Khách hàng:

Câu hỏi 1: Thu nhập hiện tại của KH đến từ nguồn nào (lương, cho thuê, kinh doanh riêng, ….).

Câu hỏi 2: Thu nhập trong 3-6 tháng gần đây nhất của KH đạt được bao nhiêu tiền trung bình hàng tháng bao gồm (lương cơ bản, thưởng, phụ cấp). 

Các bạn lưu ý nếu bạn độc thân thì 2 câu hỏi trả trên mình bạn trả lời là đủ; còn nếu bạn là người đã lập gia đình thì người vợ/chồng của bạn sẽ phải trả lời 2 câu hỏi phía trên để ngân hàng có đầy đủ thông tin tính toán cho bạn “Mức vay” và “Mức trả nợ phù hợp” hàng tháng bạn nhé.

3/ Lịch sử vay vốn

Để biết được bạn là 1 khách hàng “Tốt” và “Đủ điều kiện vay vốn” tại Ngân hàng thì thường Nhân viên tín dụng sẽ hỏi bạn 2 câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Bạn hiện có đang vốn tại Bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác bao gồm việc Vay thế chấp tài sản hoặc Vay tín chấp mua hàng trả góp hay không.

Câu hỏi 2: Nếu bạn không có vay vốn ở bất kỳ đâu thì bạn chỉ cần trả lời 1 câu hỏi phía trên; còn nếu bạn đang có vay vốn thì Dư nợ hiện tại còn lại của bạn phải trả là bao nhiêu và bạn đã từng trả bị trễ hạn cho Ngân hàng lần nào không.

Thực tế, Nhân viên tín dụng chỉ kiểm tra tính trung thực của Khách hàng khi trao đổi trực tiếp với họ vì đây là thông tin mà ngân hàng có thể tự khai thác được thông qua việc kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng tại Trung tâm tín dụng quốc gia CIC nên bạn hãy cứ thẳng thắn chia sẻ để Nhân viên ngân hàng nhanh chóng tư vấn cho bạn việc bạn có đủ Khả năng vay vốn tại ngân hàng đó hay không nhé.

4/ Tài sản thế chấp

Đây là thông tin cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc đưa ra “mức cho vay” và “xem xét việc nhận Tài sản thế chấp” của ngân hàng. Bởi vì hiện tại tất cả các ngân hàng cho vay thế chấp tại Việt Nam đều áp dụng “tỷ lệ tài trợ trên giá trị định giá tài sản thế chấp” để tính toán “mức cho vay” tối đa với 1 khách hàng.

Nhân viên tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp cho họ 1 bản photo hoặc bản chụp hình sổ hồng của tài sản khách hàng dự định thế chấp để kiểm tra điều kiện tài sản thế chấp có đáp ứng điều kiện của ngân hàng hay không và Ngân hàng sẽ định ra 1 Mức giá để làm căn cứ tính toán mức cho vay tối đa đối với khách hàng.

Trên đây 4 thông tin cơ bản nhất để nhân viên ngân hàng sẽ thường khai thác để chuẩn bị đưa ra những nhận định phù hợp nhất và tư vấn cho Khách hàng mức vay phù hợp với tài chính của Khách hàng. Tuy nhiên đây chỉ là bước trò chuyện với khách hàng và nhân viên tín dụng sẽ tiếp tục yêu cầu Khách hàng cung cấp những hồ sơ phù hợp theo thông tin khách hàng đã cung cấp để tiếp tục hoàn tất việc trình hồ sơ và ra quyết định chính thức cho vay đối với chính khách hàng đó.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm