Những rủi ro khó lường khi nhờ người khác đứng tên mua nhà

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 6-02-2020, 09:42 | Góc pháp luật / Kiến thức

Vì một số lý do nào đó mà nhiều người đã nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên "mua giùm" nhà đất của mình. Nhưng việc đứng tên này chứa đựng nhiều rủi ro mà người mua nhà đất không lường trước được, khiến "tiền mất tật mang" và tình cảm hai bên sứt mẻ.

Những RỦI RO khó lường khi nhờ người khác đứng tên mua nhà

Nếu xét theo góc độ pháp lý, việc bạn nhờ người khác đứng tên Giấy chứng nhận là trái với quy định của pháp luật. Theo Khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Chính vì vậy, khi bạn nhờ người đứng tên trên giấy chứng nhận thì Nhà nước đã thừa nhận quyền sử dụng/sở hữu của người đó đối với nhà, đất, trong khi thực tế họ không phải là chủ dụng/sở hữu thực sự của nhà đất.

Những rủi ro khó lường khi nhờ người khác đứng tên mua nhà

Tranh chấp, kiện cáo là rủi ro lớn nhất nếu bạn nhờ người khác đứng tên mua hộ nhà đất

Có một số trường hợp do chủ quan, tin tưởng người thân bạn bè, lại muốn mua nhà giá rẻ nên nhiều người đã liều lĩnh nhờ người khác đứng tên mua nhà và khả năng có thể chịu những rủi ro sau:

  • Thứ nhất, người trả tiền mua sẽ không có quyền định đoạt tài sản của mình. Mọi giao dịch khi đó đều được thực hiện thông qua người đứng tên mua nhà. Không ngoại trừ trường hợp người đứng tên mua nhà lạm dụng quyền này để chiếm đoạt tài sản của bạn.

  • Thứ hai, nếu người đứng tên mua nhà đã mất thì việc chia tài sản thừa kế sẽ không liên quan đến bạn. Pháp luật chỉ dựa vào giấy tờ để tính toán chia thừa kế.

  • Thứ ba, nếu người đứng tên mua nhà ly hôn thì việc chia tài sản cũng ảnh hưởng đến việc sở hữu ngôi nhà của bạn (người mua bỏ tiền chính).

  • Ngoài ra, còn một số tình huống khác bất chợt xảy ra mà bạn không thể lường trước được. Việc bạn không thực sự đứng tên nhà đất tức là bạn đã bỏ qua quyền và sự bảo vệ của pháp luật.

Việc không có giấy tờ chứng minh bạn là người sở hữu nhà thật sự thì bạn sẽ không được công nhận quyền sở hữu từ pháp luật dẫn đến mất trắng tài sản mình đã bỏ ra mua. Dù bạn có thể chứng minh được quyền sở hữu thì bạn cũng đã tốn không ít thời gian và tiền bạc vào quá trình kiểm chứng, kiện tụng trong thời gian xảy ra tranh chấp.

4 kinh nghiệm để tránh rủi ro bạn cần biết khi nhờ người khác đứng tên mua nhà đất

Cách tốt nhất là hãy tự mình đứng tên tài sản đã mua, nộp đủ các loại thuế phí và làm đủ giấy tờ để có được sự đảm bảo từ pháp luật.

Bạn cần cân nhắc thật kỹ khi nhờ người đứng tên mua nhà

Tuy nhiên, khi bạn vẫn muốn nhờ người khác đứng tên mua nhà, bạn cần biết những kinh nghiệm sau:

  • Có một thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản giữa bạn và người được nhờ đứng tên mua nhà, sau đó đến các văn phòng công chứng. Chắc chắn hơn bạn hãy tìm thêm một người chứng kiến thỏa thuận trên.

  • Lưu lại các bằng chứng chứng minh bạn đã nhờ người khác đứng tên hộ như hóa đơn thanh toán, chứng từ chứng minh bạn là chủ sở hữu bất động sản, xác nhận giao dịch chuyển tiền, ghi âm cuộc trò chuyện,....

  • Giữ toàn bộ giấy tờ đăng ký sở hữu tài sản sau khi đã hoàn tất quá trình giao dịch mua bán.

  • Nếu nhận thấy bên được nhờ đứng tên có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản, cần làm ngay đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vì sao tất cả các giấy tờ liên quan trong bất động sản cần phải được công chứng?

Việc công chứng các giấy tờ trong mua bán bất động sản là bắt buộc theo pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo về mặt hình thức để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc tiếp theo liên quan đến bất động sản.

Việc công chứng sẽ đảm bảo cho các bên giao dịch bất động sản các quyền lợi như:

  • Đảm bảo pháp lý ổn định cho bất động sản, từ đó "xóa bỏ" các rủi ro dẫn đến việc mất trắng tài sản trong tương lai.

  • Đảm bảo giá trị kinh tế, thương mại cho bất động sản. Ngày nay các bất động sản có pháp lý đầy đủ được nhiều người ưa chuộng và quan tâm cho dù mức giá có cao hơn giá thị trường.

  • Đảm bảo kiểm soát được các giao dịch mua bán nhà đất, thuế phí và quản lý của Nhà nước với bất động sản.



Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm