Cập nhật mới nhất thông tin chi tiết & bản đồ quy hoạch Hà Nội 2022

| 27-05-2022, 09:34 | Chính sách

Cập nhật mới nhất thông tin chi tiết & bản đồ quy hoạch Hà Nội 2022
Bản đồ quy hoạch Hà Nội

Không những là thủ đô của đất nước, Hà Nội còn là một trong những thành phố trung tâm lớn nhất cả nước. Vì vậy, quy hoạch thủ đô Hà Nội luôn là một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm. Vì có tác động trực tiếp đến sự phát triển về kinh tế, xã hội và đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, các thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nội luôn nhận được sự chú ý rất lớn từ mọi người.

Trong bài viết này, Mogi sẽ gửi đến quý bạn đọc bản đồ quy hoạch Hà Nội chi tiết năm 2022. Để bạn có thể tra cứu thông tin và hình dung quy hoạch một cách dễ dàng.

Bản đồ quy hoạch Hà Nội bao gồm những thông tin nào?

Trong bản đồ quy hoạch Hà Nội, sẽ gồm có các thông tin sau:

  • Địa giới hành chính trong thành phố.
  • Các địa danh.
  • Các khu dân cư.
  • Mật độ dân cư.
  • Quy hoạch giao thông.
  • Đất đai.
  • Các dự kiến quy hoạch công viên, mảng xanh trong thành phố.

Mục tiêu quy hoạch Hà Nội là gì?

Để đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai, việc quy hoạch Hà Nội đã được nhà nước đã nêu rõ. Nội dung quy hoạch đến năm 2030 đó là đưa Hà Nội trở thành một đô thị hoàn thiện về tất cả các mặt. Đồng thời, mở rộng tầm nhìn đến năm 2050 đó là đưa nơi đây trở thành khu vực đáng sống nhất. Từ đó mang đến nhiều cơ hội đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Mục tiêu quy hoạch Hà Nội là gì?

Tầm nhìn quy hoạch

Tầm nhìn quy hoạch đó là xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành một Thành phố Xanh – Văn Hiến – Văn Minh, Hiện Đại. Trên nền tảng phát triển bền vững, Thủ đô Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển không ngừng và vô cùng năng động. Và sẽ là thành phố có môi trường sống lý tưởng, sinh hoạt giải trí chất lượng cao cùng cơ hội đầu tư lợi nhuận lớn:

  • Thành phố xanh: Sự phát triển của kinh tế, xã hội phải luôn đi kèm mật thiết với bảo vệ môi trường. Với tầm nhìn này, Hà Nội sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Trả lại cho con người môi trường sống an toàn, trong lành trong tương lai.
  • Thành phố Văn Hiến: Tiếp đó, tầm nhìn của bản đồ quy hoạch Hà Nội trong tương lai sẽ đi cùng với sự bảo tồn. Các giá trị văn hoá, lịch sử sẽ được chú trọng bảo tồn song song với sự phát triển của thành phố. Đưa Hà Nội trở thành địa điểm du lịch lưu trữ những nét đẹp truyền thống và mang đậm dấu ấn văn hoá của đất nước.
  • Thành phố Văn Minh, Hiện Đại: Để có thể phát triển bền vững, sự phát triển của Hà Nội sẽ dựa trên nền tảng kinh tế trí thức. Để trở thành khu vực có điều kiện sống lý tưởng và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư lớn trong tương lai.

Mục tiêu chính của quy hoạch

Dựa theo bản đồ quy hoạch Hà Nội có thể thấy được những sự thay đổi về địa giới hành chính. Cũng như hệ thống giao thông, khu dân cư hay đất đai tại Hà Nội. Những thay đổi này đều hướng đến mục tiêu đưa Hà Nội trở thành trung tâm đại diện của cả nước.

  • Xây dựng hình ảnh thủ đô Hà Nội: Đưa thủ đô trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, lịch sự. Nhưng vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống cùng những cảnh quan, kiến trúc đặc trưng. Vừa phát triển, vừa bảo tồn được nét đặc thù riêng chỉ có ở Hà Nội.
  • Nâng cao vai trò vị thế và tính cạnh tranh: Đưa Hà Nội trở thành thủ đô phát triển toàn diện về mọi mặt. Xứng đáng là đại diện cho cả nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
  • Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và nhân quyền: Tạo môi trường quản lý hành chính linh hoạt. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện lý tưởng để thu hút sự quan tâm, đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước
  • Định hướng và thực hiện triển khai các chủ trương chính sách chiến lược phát triển: Gồm các chính sách về xã hội, kinh tế, văn hóa cũng như an ninh quốc phòng của Hà Nội và cả nước. Đảm bảo đưa đất nước đi lên và phát triển bền vững trong tương lai. 

> Xem thêm: Giúp bạn tra cứu chính xác thông tin quy hoạch Hà Nội tới năm 2030

Hạng mục quy hoạch giao thông Hà Nội

Đường sắt đô thị 

Dựa vào bản đồ quy hoạch Hà Nội có thể thấy 8 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài là 410km sẽ được quy hoạch thêm cả trên cao và ngầm. Gồm:

  • Tuyến 1: Với chiều dài 36km, gồm đường sắt quốc gia kết hợp với đường sắt đô thị.
  • Tuyến 2: Với chiều dài 42km, gồm đường sắt từ sân bay Nội Bài đến Hoàng Quốc Việt. Tuyến đường sắt này sẽ theo hướng vành đai và trung tâm bao gồm cả trên cao lẫn ngầm.
  • Tuyến 2A: Với chiều dài 24km, gồm đường sắt từ Cát Linh đến Hà Đông. Hiện nay đã được đưa vào khai thác.
  • Tuyến 3: Từ Trôi đến Hoàng Mai. Hiện đang được thi công và dự kiến năm 2030 sẽ được đưa vào khai thác.
  • Tuyến 4: Có chiều dài 54km với kế hoạch thi công sẽ từ Mê Linh đến Liên Hà.
  • Tuyến 5: Được dự kiến thi công từ Văn Cao đến Hòa Lạc.
  • Tuyến 6: Từ sân bay Nội Bài đến Ngọc Hồi.
  • Tuyến 7: Từ Mê Linh đến Dương Nội.
  • Tuyến 8: Từ Sơn Đồng đến Dương Xá.
Bản đồ quy hoạch đường sắt Hà Nội

Cùng với đó là một số tuyến đường sắt đô thị Hà Nội sẽ được kết nối các đô thị vệ tinh. Từ đó tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi và hiện đại.

Đường vành đai

Trên bản đồ quy hoạch Hà Nội các tuyến đường vành đai được quy hoạch gồm có đường vành đai 1, 2, 3, 4 và 5. Mục đích của việc quy hoạch đó là giảm tải áp lực giao thông cho các tuyến đường nội đô. Từ đó mang đến mạng lưới giao thông lưu thông thuận lợi, giảm thiểu tình trạng tắc đường. Đồng thời, mở rộng kết nối với các tuyến đường liên tỉnh.

Đường cao tốc

Theo kế hoạch và bản đồ quy hoạch Hà Nội một số tuyến đường cao tốc lớn sẽ được xây dựng thêm. Để giảm tải áp lực cho quốc lộ cũng như mang đến sự thuận lợi trong quá trình lưu thông. Các tuyến đường này sẽ được xây dựng từ 4 đến 8 làn. Đồng thời, hoàn thiện xong 7 tuyến đường cao tốc đang được thi công.

Nâng cấp đường hàng không

Về đường hàng không, quy hoạch Hà Nội bao gồm nâng cấp hệ thống đường hàng không. Bao gồm hoàn thiện các dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng sân bay Nội Bài. Đồng thời tiến hành quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm. Cũng như tận dụng sân bay Miếu Môn và Hoà Lạc để phục vụ cho quân đội khi cần. Sân bay Bạch mai sẽ được sử dụng để cứu hộ là làm điểm đỗ trực thăng.

Phát triển hệ thống đường thủy

Mở rộng, liên kết và cải tạo một số tuyến đường thuỷ để phục cho nhu cầu du lịch, vận chuyển hàng hoá. Đồng thời, kết nối các tỉnh thành trong cả nước. Bản đồ quy hoạch Hà Nội tuyến đường thuỷ gồm:

  • Cải tạo sông Tích và sông Đáy để phục vụ nông nghiệp và du lịch trong nước.
  • Nâng cấp và cải tạo các cảng tại các con sông thuộc Hà Nội và Sơn Tây.
  • Liên kết một số cảng để thuận lợi kết nối liên tỉnh như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương,…

Khu đô thị vệ tinh Hà Nội

Bản đồ quy hoạch khu đô thị vệ tinh Hà Nội

Hạng mục tiếp theo trong bản đồ quy hoạch Hà Nội đó là khu đô thị vệ tinh. Gồm có 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Các đô thị vệ tinh sẽ được kết nối với nhau và đô thị trung tâm thông qua các đường vành đai. Từ đó tạo nên sự liên kết chặt chẽ, mật thiết với nhau. Tạo điều kiện trong việc giao thông thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các đô thị vệ tinh nằm trong diện quy hoạch gồm: Hoà Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và Sóc Sơn. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ được phát triển theo một định hướng riêng. Tạo nên sự đa dạng  và hoàn thiện về mọi lĩnh vực du lịch, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,…

> Xem thêm: Tình hình quy hoạch Hà Nội mới nhất đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch quận, huyện thành phố Hà Nội năm 2022

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất các địa giới hành chính sẽ có nhiều thay đổi. Những sự thay đổi về ranh giới địa lý, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông,… sẽ có những tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại mỗi khu vực.

Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình

Quận Ba Đình là một quận nội đô thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch 2022, quận Ba Đình sẽ được tập trung cải tạo các khu cũ. Kết hợp chỉnh trang lại một số địa điểm để bảo tồn các giá trị lịch sử và truyền thống văn hoá của quận.

Chú trọng quy hoạch, nâng cấp một số tuyến đường giao thông. Để tạo thuận lợi trong quá trình di chuyển cũng như nâng cao thẩm mỹ như:

  • Trục đường Trần Phú – Kim Mã.
  • Mở rộng đường Đội Cấn, các tuyến đường phụ trong quận.
  • Giải quyết một số nút giao thông trong quận.
Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình

Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm

Quận Bắc Từ Liêm được hình thành gồm 13 phường. Một số dự án tại quận Bắc Từ Liêm sẽ được tiến hành quy hoạch như:

  • Khu đô thị Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh.
  • Khu đô thị Tây Tựu.
  • Khu ngoại giao đoàn Xuân Đỉnh.
  • Khu đô thị Vibex Từ Liêm.
  • Khu đô thị Tây Hồ Tây.
  • Khu công nghiệp Nam Thăng Long.
Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm

Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, quận Cầu Giấy sẽ phát triển theo định hướng:

  • Quy hoạch, mở rộng các tuyến đường giao thông chính của quận.
  • Quy hoạch, cải tạo và bảo vệ các công trình di tích lịch sử, văn hoá để bảo tồn.
  • Định hướng các lĩnh vực dịch vụ thương mại, văn hoá, giáo dục. 
  • Thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo tầm nhìn 2020 đến 2030 của nhà nước.
Bản đồ quy hoạch quận Cầu Giấy  

Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa

Dựa trên cung quy hoạch Hà Nội, quận Đống Đa sẽ thực hiện các nội dung quy hoạch sau:

  • Thay đổi một số chức năng của khu đất tại các dự án đã được tiến hành đầu tư và xây dựng. Hoàn thiện nâng cấp đường Hào Nam và công trình hỗn hợp Nhà ga – Trung tâm thương mại.
  • Quy hoạch các nút giao thông quan trọng và mở rộng một số tuyến đường chính.
Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa

Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông

Quận Hà Đông là một trong những cửa ngõ giúp Hà Nội kết nối với các tính thành lân cận. Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, có thể thấy được sự thay đổi của Hà Đông về các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, giao thông, công trình công cộng, thuỷ lợi,… Sự lột xác này sẽ là tiền đề thực hiện quy hoạch cấp phường trong quận ở tương lai.

Bản đồ quy hoạch Hà Nội, quận Hà Đông

> Xem thêm: Tin mới nhất về quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2110

Bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng 2022

Theo các thông tin quy hoạch mới nhất thì quận Hai Bà Trưng sẽ phải thực hiện các nội dung quy hoạch gồm:

  • Quy hoạch sử dụng đất.
  • Bảo tồn di tích lịch sử. Cải tạo làng xóm đang đô thị hoá.
  • Bổ sung hệ thống cây xanh trên các cung đường, công viên.
  • Quy hoạch, nâng cấp hệ thống giao thông, thuận lợi trong việc di chuyển.
  • Cải tạo, nâng cấp các khu nhà cũ, đảm bảo chỉ giới đường và hành lang kỹ thuật.
Bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng

Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là một quận trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng của Hà Nội. Nội dung quy hoạch quận Hoàn Kiếm được chia làm 4 khu như sau:

  • Khu phố cổ: Xây dựng khu phố cố theo hướng bảo vệ, tồn tại và phát triển.
  • Khu Hồ Gươm và vùng phụ cận: Khi xây dựng phải được phê duyệt, tuân theo quy định của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm.
  • Khu phố cũ: Xây dựng và cải tạo theo các quy định của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm.
  • Khu vực ngoài đê sông Hồng: Xây dựng và cải tạo theo các chỉ tiêu sử dụng đất mà Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm quy định.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội, quận Hoàn Kiếm

Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai

Nội dung quy hoạch quận Hoàng Mai gồm quy hoạch về địa giới hành chính của cả 14 phường. Từ đó đồng bộ hoá và đẩy mạnh phát triển các khu đô thị lớn trong quận. Đồng thời, nâng cấp cơ cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, mở rộng một số tuyến đường chính trong quận. Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút sự đầu tư, gắn kết giữa các vùng với nhau.

Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai

Bản đồ quy hoạch quận Long Biên

Quận Long Biên sẽ được quy hoạch chuyển từ vùng công nghiệp sang vùng trung tâm đô thị mới của Hà Nội. Tại đây sẽ quy tụ đầy đủ các yếu tố về kinh tế, văn hoá và hành chính. Cầu bắc qua sông Hồng sẽ được xây dựng để phục vụ cho việc di chuyển nội đô diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. 

Đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống y tế, dịch vụ, thương mại gắn liền với tuyến đường quốc lộ 5 và 1.

Bản đồ quy hoạch quận Long Biên

Bản đồ quy hoạch Nam Từ Liêm 2022

Bản đồ quy hoạch Hà Nội chỉ rõ sự phát triển của quận Nam Từ Liêm sẽ dựa trên nội dung quy hoạch quận theo đô thị kiểu mới. Tầm nhìn trở thành thành phố xanh, văn minh và hiện đại. Đã có rất nhiều dự án được triển khai như:

  • Trung tâm thể dục.
  • Thể thao Quốc gia.
  • Khu chợ triển lãm
  • Trung tâm Hội nghị Quốc gia,…
 
Bản đồ quy hoạch quận Nam Từ Liêm

Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ

Theo Quy Hoạch quận Tây Hồ sẽ được mở rộng diện tích hơn về phía Nam và Tây đến vị trí đường vành đai 4. Phía Đông sẽ đến khu vực Long Biên và Gia Lâm.

Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ

> Xem thêm: Người dân có thể tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội ở đâu?

Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân

Theo quy hoạch, quận Thanh Xuân sẽ được tiến hành nâng cấp hệ thống đường giao thông. Nhiều tuyến đường trọng điểm sẽ được tiến hành xây dựng và mở rộng như: Đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, đường Láng – Thanh Xuân,…

Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân

Bản đồ quy hoạch Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây sẽ được quy hoạch là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội. Đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các yếu tố về nhà ở, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ,… Đồng thời bảo tồn các di tích lịch sử.

Bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây

Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, huyện Ba Vì sẽ quy hoạch theo hướng phát triển du lịch. Đồng thời bảo tồn các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó là phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường giao thông lớn. Cũng như hình thành, phát triển mô hình nông thôn mới và dịch vụ công cộng tại huyện.

Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ

Nội dung quy hoạch huyện Chương Mỹ gồm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển thành khu đô thị công nghiệp và dịch vụ. Kết hợp thực hiện đầu tư, phát triển các trường đại học, dạy nghề ở ngoại thành.

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng

Dựa vào bản đồ quy hoạch Hà Nội, huyện Đan Phượng sẽ tiến hành phát triển các trung tâm thương mại và dịch vụ đô thị. Hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển toàn diện của thành phố.

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng

Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh nằm ở vị trí ngoại thành phía Bắc của Hà Nội. Theo quy hoạch, huyện Đông Anh sẽ được tiến hành xây dựng thành đô thị. Trong huyện sẽ được phân chia thành khu vực trung tâm và nông thôn.

Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh

Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm sẽ được quy hoạch theo hướng trở thành một quận phía Đông thành phố. Các nội dung quy hoạch tại huyện Gia Lâm bao gồm:

  • Quy hoạch khu đô thị Gia Lâm.
  • Quy hoạch các khu chức năng tại Ninh Hiệp, Trâu Quỳ.
  • Phân khu đô thị N9, N11, GN,…
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm

Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội,, huyện Hoài Đức đang nỗ lực để có thể lên quận trong thời gian tới. Một số nội dung quy hoạch đang được thực hiện ở huyện Hoài Đức có thể kể đến như:

  • Phê duyệt chỉ giới tuyến đường nối 3 phân khu đô thị  S1, S2, S3.
  • Điều chỉnh tổng thể khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch;…
Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức

Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh

Theo quy hoạch, huyện Mê Linh đang từng bước trở thành đô thị có đầy đủ các lĩnh vực, dịch vụ. Và trở thành khu công nghiệp sạch đa ngành trong tương lai.  Đi cùng với đó là trung tâm y tế và dịch vụ thương mại cấp vùng phía Bắc.

Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh

Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức

Theo quy hoạch, huyện Mỹ Đức sẽ được phát triển theo mô hình phân tán. Nghĩa là huyện Mỹ Đức sẽ được chia theo mô hình hạt nhân trung tâm. An Phú, An Mỹ và Hương Sơn sẽ là 3 cụm đổi mới của huyện Mỹ Đức. Mỗi cụm sẽ phát triển theo hướng riêng về công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức

Bản đồ quy hoạch huyện Phú Xuyên

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, huyện Phú Xuân sẽ được phát triển theo hướng đô thị. Công nghiệp và nông nghiệp sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng ngoại thành phía Nam, Hà Nội. Bên cạnh đó, huyện Phú Xuân cũng được đầu tư phát triển hệ thống giao thông để trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội.

Bản đồ quy hoạch huyện Phú Xuyên

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

Kế hoạch quy hoạch của huyện Phúc Thọ đó là phát triển theo hướng kinh tế tổng hợp. Tập trung phát triển mạnh các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị sinh thái. Từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cũng như nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai

Hiện nay, mục tiêu của quy hoạch huyện Quốc Oai đó là xây dựng nền nông nghiệp sinh thái. Kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai

Bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn

Theo quy hoạch, huyện Sóc Sơn sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,… Đồng thời nỗ lực xây dựng hạ tầng giao thông hoàn thiện để xứng tầm là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Đi kèm với phát triển thành đô thị vệ tinh của thành phố.

Bản đồ quy hoạch huyện Sóc Sơn

>Xem thêm: Quy hoạch Hà Nội năm 2030 sẽ “lột xác” thế nào và tầm nhìn đến 2050

Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, huyện Thạch Thất được hướng đến mục tiêu trở thành khu vực phát triển mạnh về khoa học công nghệ cũng như giáo dục chất lượng cao. Đi cùng với đó là phát triển ngành du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái,…

Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất

Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai

Huyện Thanh Oai sẽ được quy hoạch thành 5 khu vực với các hướng phát triển riêng biệt. Định hướng phát triển của mỗi khu vực sẽ tương ứng với thế mạnh của địa phương như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai

Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì

Theo kế hoạch, huyện Thanh Trì sẽ được quy hoạch về hệ thống giao thông và sử dụng đất. Hệ thống giao sẽ được nâng cấp và hoàn thiện. Một số tuyến đường lớn như đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 70, 70B,…Trong khi đó, đất tại Thanh Trì sẽ được quy hoạch thành 2 loại gồm đất làng xóm và đất đô thị. 

Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì

Bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín

Theo quy hoạch, huyện Thường Tín sẽ được định hướng phát triển về các lĩnh vực xã hội,  kinh tế. Hỗ trợ cho sự phát triển cho nền kinh tế trung tâm Hà Nội.

Bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín

Bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, mục tiêu quy hoạch của huyện Ứng Hoà đó là xây dựng khu đô thị hạt nhân. Đồng thời tập trung phát triển các hoạt động nông nghiệp, thương mại trong huyện. Cũng như xây dựng các dự án công cộng tại một số địa phương trong huyện. 

Bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa

Hướng dẫn tra cứu quy hoạch Hà Nội

Nội dung về bản đồ quy hoạch Hà Nội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế, văn hoá và xã hội. Đặc biệt là với một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể như bất động sản. Để nắm rõ hơn về tình hình quy hoạch của thành phố Hà Nội hiện nay. Mọi người có thể nhập nhật thông tin một cách nhanh chóng trên các trang web của bộ Tài nguyên & Môi trường hoặc website của Mogi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản đồ quy hoạch Hà Nội 2022. Hy vọng với thông tin mà bài viết chia sẻ, sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình hình quy hoạch tại Hà Nội. Đừng quên tiếp tục truy cập Mogi.vn để cập nhật những tin mới nhất về thị trường bất động sản cả nước.

> Tham khảo thêm: Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất có gì?

 
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm