Thông tin chi tiết về quy hoạch Đà Lạt, định hướng năm 2030

| 12-01-2022, 10:59 | Chính sách

Nhắc đến Đà Lạt, có lẽ hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu mỗi người là xứ sở ngàn hoa, cảnh sắc tuyệt đẹp. Thiên nhiên cũng ban tặng cho nơi đây một khí hậu thuận lợi, quanh năm ấm áp. Bởi vậy mà không ít người mong muốn hiểu biết nhiều hơn về mảnh đất này. Đặc biệt, các thông tin quy hoạch Đà Lạt luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay.

1. Tổng quan quy hoạch chung Đà Lạt


Thông tin chi tiết về quy hoạch Đà Lạt, định hướng năm 2030

Đà Lạt là một thành phố nhỏ nằm trên cao nguyên Lâm Viên thuộc phạm vi hành chính của tỉnh Lâm Đồng. Từ khi được thành lập, Đà Lạt vẫn luôn nổi tiếng bởi cảnh sắc lộng lẫy, vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên được gìn giữ cẩn thận. Chính những điều tuyệt vời này đã trở thành sức hút kéo các dự án bất động sản.

1.1. Phạm vi quy hoạch Đà Lạt

Đà Lạt được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2009. Hiện nay, thành phố đang tiếp tục phấn đấu và được định hướng quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn năm 2030 đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch Đà Lạt nằm từ vùng phụ cận thành phố đến các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và một phần huyện Lâm Hà (gồm xã Đông Thanh, Gia Lâm, Mê Linh Nam Hà và thị trấn Nam Ban)

Cũng theo chiến lược quy hoạch đã được phê duyệt thì tổng diện tích đất tự nhiên của Đà Lạt khoảng 335.930ha. Trong đó, khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.440 ha, dân số hơn 529.631 người. Ước tính, khách du lịch có thể đạt ngưỡng 10 triệu người/năm trong khoảng thời gian tới.

1.2. Thông tin quy hoạch chung Đà Lạt đã được phê duyệt

Theo định hướng chung, thành phố Đà Lạt sẽ thực hiện liên kết chuỗi đô thị theo tuyến vành đai tiếp giáp và xuyên tâm trong kỳ quy hoạch của mình. Mục đích là để kết nối khu vực nội ô với các vùng có điều kiện phát triển về du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, cảnh quan núi rừng tự nhiên. Qua đó, tạo lực đẩy cho toàn thành phố phát huy những thế mạnh đặc thù, phô diễn nét đẹp về văn hóa, bản sắc dân tộc, lịch sử của Đà Lạt nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

Quyết định quy hoạch được Chính phủ phê duyệt cũng chỉ rõ, xung quanh Đà Lạt trong tương lai sẽ có 6 đô thị vệ tinh. Mỗi vệ tinh đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều được liên kết với nhau và cùng với trung tâm thành phố hình thành một mạng lưới đồng bộ. Đặc biệt, nội thành có chức năng là trung tâm hành chính, nơi bảo tồn di sản văn hóa và khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Quy hoạch Đà Lạt không gian tương ứng định hướng theo mô hình tuyến vành đai và hướng tâm theo hình nan quạt. Do vậy, điều kiện kết nối trục tăng lên rất nhiều. Mục tiêu trở thành trung tâm mới của nước ta là hoàn toàn khả thi.

2. Quy hoạch trung tâm thành phố Đà Lạt


Quy hoạch Đà Lạt đặt mục tiêu phát triển thành phố là nơi lưu giữ, tận dụng những ưu thế mà tự nhiên ban tặng, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử

2.1. Mô tả quy hoạch

Quy hoạch khu vực trung tâm: Áp dụng cho thành phố Đà Lạt, khu Hòa Bình. Cụ thể hơn là tuyến đường Ba Tháng Hai, Bùi Thị Xuân, Lê Đại Hành, Lý Tự Trọng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Cừ, Trần Khánh Toàn và Nhà thờ Tin Lành thuộc phường 1.

Tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch khoảng 30ha. Số lượng dân số khoảng 1.046 hộ, riêng trung tâm Hòa Bình là khoảng 6.900 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cơ học mỗi năm là 1.2.

Đối với trung tâm Đà Lạt, kế hoạch của cấp trên là phát triển theo mô hình “Thành phố trong rừng, rừng trong Thành phố”. Vì vậy, quá trình quy hoạch đòi hỏi phát triển không gian xanh, tận dụng yếu tố sẵn có về tự nhiên, khí hậu, con người.

2.2. Chi tiết quy hoạch trung tâm thành phố Đà Lạt

Phân khu 1:

  • Tổng diện tích quy hoạch 6,95ha
  • Hình thành từ chợ Đà Lạt đến đường Minh Khai. Trong đó, giữ nguyên chợ Đà Lạt, phát triển thêm các khu chợ truyền thống và quảng trường trung tâm để phát huy đặc trưng vốn có của khu vực

Phân khu 2

  • Tổng diện tích quy hoạch 3,37ha
  • Phạm vi gồm toàn bộ khu tâm Hòa Bình
  • Khu vực mang tính chất phức tạp, cần quy hoạch theo hướng đa tiện ích, dịch vụ, giải trí cho du khách và người dân
  • Phá bỏ nhà hát Hòa Bình để xây dựng Trung tâm thương mại Hòa Bình

Phân khu 3

  • Tổng diện tích quy hoạch 4,43ha
  • Phạm vi gồm toàn bộ khu vực đồi Dinh
  • di dời nguyên khối Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên đồi Dinh sang khu vực khác
  • Xây dựng công trình cao khoảng 10 tầng tại đỉnh đồi Dinh

Phân khu 4

  • Tổng diện tích quy hoạch 6,06ha
  • Phạm vi gồm toàn bộ khu vực ven Hồ Xuân Hương
  • Tập trung phát triển du lịch dịch vụ, khách sạn và các công trình ven hồ
  • Kiến tạo cảnh quan ven hồ và hệ thống hạ tầng hiện đại để hút khách

Phân khu 5

  • Tổng diện tích quy hoạch 9,19ha
  • Phạm vi toàn bộ khu vực còn lại
  • Chỉnh trang lại toàn bộ kiến trúc hạ tầng sẵn có
  • Phối hợp xây dựng các khu thương mại dịch vụ gần dân cư
  • Chú trọng đẩy mạnh phát triển giao thông, tạo lực đẩy cho nền kinh tế, giúp tỉ trọng ngành du lịch tăng lên, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững cho toàn thành phố

3. Thông tin bản đồ quy hoạch Đà Lạt

Nội dung quy hoạch Đà Lạt được xây dựng trên nhiều vấn đề như: Đất đai, phân khu, không gian và giao thông. Mỗi một nội dung sẽ có những bản đồ quy hoạch khác nhau. Chi tiết như sau:

3.1. Bản đồ định hướng phát triển không gian


Bản đồ định hướng phát triển không gian được định hướng đến năm 2030 góp phần thúc đẩy Đà Lạt đạt mục tiêu là thành phố trực thuộc Trung ương nhanh nhất. Ngoài ra, quy hoạch cũng gia tăng diện tích để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

3.2. Bản đồ quy hoạch phân khu


Quy hoạch thành phố chia theo 16 đơn vị hành chính là 12 phường và 4 xã. Mục đích là để công tác quy hoạch diễn ra nhanh chóng. Cùng với 5 phân khu nói trên để phân chia các chức năng cụ thể.

3.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất


Sau khi mở rộng địa giới sang các địa phương phụ cận, phạm vi kế hoạch, quy hoạch cần xây dựng và áp dụng trên một diện tích rộng lớn.

3.4. Bản đồ quy hoạch giao thông Đà Lạt


Một điều mà bạn sẽ bất ngờ khi đến Đà Lạt là nơi đây không có hệ thống đèn giao thông. Nguyên nhân là bởi ý thức tham gia giao thông và chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, quy hoạch vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện đường xá, phấn đấu giữ vững “danh hiệu” này.

Nó là tất tần tật về bài viết với chủ đề định hướng quy hoạch Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mong rằng bạn đọc đã tìm thấy thông tin cần thiết cho vấn đề của mình. Tiếp tục ủng hộ và đón chờ những bài viết của bất động sản ODT trong thời gian tới nhé.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm