7 vật liệu làm bàn bếp bền đẹp nhất

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 16-08-2019, 11:39 | Nội thất

Mặt bàn bếp phải đảm bảo được hai tiêu chí là bền và đẹp.

Mặt bếp luôn là nơi cần đầu tư kỹ lưỡng cũng như thỏa mãn được nhu cầu phục vụ việc nấu nướng. Có hàng chục loại vật liệu mặt bàn bếp khác nhau có thể được sử dụng nên đầu tiên bạn cần xác định kiểu nhà bếp, nhu cầu sử dụng, chất lượng cần đảm bảo. Và sau đó bạn nên tham khảo phong cách, chi phí và mức yêu cầu bảo trì của các chất liệu để có được lựa chọn chính xác với căn bếp của mình.

Xem thêm: Nhà đẹp lộng lẫy với vật liệu “siêu” đơn giản


Các loại đá tự nhiên

Đá hoa cương (granite) cũng chính là một trong những nguyên liệu phổ biến và được ưa chuộng nhất trong việc ốp mặt bàn bếp. Đặc tính của loại đá này là cho độ bền cao, chịu được nhiệt, việc thái/ chặt đồ ăn sẽ không còn là vấn đề khi bạn thực hiện ngay trên bàn bếp. Ngoài ra, đá hoa cương cũng rất đa dạng về màu sắc và hoa văn. Mỗi hoa văn gần như riêng biệt, không hề trùng lặp.

Bề mặt đá trơn bóng không những mang lại cho không gian vẻ đẹp sang trọng, sạch sẽ, mà còn khó bị bám bẩn và cũng rất dễ vệ sinh, lau chùi.

Tương tự như đá hoa cương, đá cẩm thạch (marble) cũng là loại có nguồn gốc tự nhiên, khi sở hữu vẻ đẹp độc đáo về màu sắc và những đường vân rất tự nhiên.

7 vật liệu làm bàn bếp bền đẹp nhất

Đá cẩm thạch mang đến sự đa dạng về màu sắc và hoạ tiết

Ngoài ra đá marble có khả năng chịu nhiệt cao, phù hợp cho không gian nấu nướng.

Tuy nhiên so với đá hoa cương thì đá cẩm thạch mềm hơn, dễ nứt tại đường vân và cũng có độ rỗng cao hơn nên kém bền hơn. Một nhược điểm nữa là loại đá này cũng rất dễ bị trầy xước nên cần phải cẩn thận hơn trong sử dụng và vệ sinh hàng ngày.

Gỗ

Gỗ là vật liệu tự nhiên có thể “góp mặt” ở mọi không gian trong ngôi nhà. Mặt bàn bếp bằng gỗ được yêu thích bởi sự mộc mạc mà phóng khoáng, cùng màu nâu tự nhiên của gỗ.

Với một số người, vẻ “cứng như đá” không thể hấp dẫn bằng một chiếc bàn bếp mặt gỗ.

Sự thú vị của vật liệu này là vừa có thể mang đến vẻ giản dị, cổ điển nhưng cũng dễ dàng biến hóa thành các kiểu dáng hiện đại khác nhau.

Nhược điểm của vật liệu này chính là việc thoát hơi ẩm và hấp thụ nhiệt cũng như độ bền màu theo thời gian. Hiện tại có những bàn bếp gỗ sử dụng các loại sơn chống thấm, tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm.

Xem thêm: Xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ với chi phí siêu rẻ


Đá nhân tạo

Đá nhân tạo được tạo thành từ việc pha trộn khoảng 90% bột thạch anh và các loại phụ gia, cho bạn sự lựa chọn khá đa dạng cả về màu sắc lẫn hoa văn, không hề thua kém bất cứ loại đá tự nhiên nào. Không những vậy, loại đá được tạo nên từ bàn tay con người này còn khắc phục được nhược điểm của đá granite (ít màu sáng) và đá marble (tính mềm).

Loại đá được tạo thành từ công nghệ này cũng gần như không tồn tại độ rỗng nên rất bền và rất dễ để bảo dưỡng.

Tuy nhiên so với đá hoa cương, loại đá này ít được ưa chuộng hơn trong việc ốp mặt bàn bếp là vì sau một thời gian sử dụng sẽ rất dễ xuất hiện các vết xước, và một khi đã bị xước thì rất khó để bảo quản, bề mặt trông sẽ rất xấu. Đây sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp cho những gia đình có mức kinh phí thấp và muốn thay đổi phong cách căn bếp theo xu hướng.

Vật liệu siêu cứng Dekton

Dekton là dạng vật liệu siêu cứng, có bề mặt chống xước tuyệt đối, chúng được tạo ra bằng cách nén vài vật liệu khác nhau ở nhiệt độ và áp suất cao.

Do đặc tính cứng, chịu nhiệt, chống xước, không màu nên nó là loại vật liệu bàn bếp được khá nhiều sự lựa chọn.

Về giá thành thì vật liệu này rẻ hơn đá tự nhiên và có ưu điểm hơn về tông màu sáng, thích hợp với phong cách thiết kế Scandinavian được nhiều người yêu thích.

Vật liệu Laminate

Đây là loại vật liệu tổng hợp gồm nhiều lớp khác nhau như giấy nệm, bột gỗ, HDF, mặt phủ vecni. Laminate cũng được dùng nhiều cho sàn nhà, tủ bếp, bàn ghế… Bởi vì vật liệu này mang rất nhiều ưu điểm: khó trầy xước, chống chịu được va đập, chịu nước, chịu ăn mòn và tính điện tốt.

Các tấm lát laminate có bề mặt mịn màng với hàng trăm màu sắc, mẫu mã khác nhau để đủ lựa chọn cho nhiều phong cách nhà cửa.

Khi sử dụng mặt bàn bếp bằng laminate, chúng ta có thể dễ dàng vệ sinh và lau chùi. Tuy giá thành có cao hơn so với các vật liệu gỗ công nghiệp khác nhưng laminate đảm bảo sự sang trọng và tính bền bỉ cho bàn bếp nhà bạn.

Inox

Inox không phải là chất liệu quen thuộc với các căn bếp gia đình. Chúng thường được sử dụng trong khu bếp của các nhà hàng với không gian rộng lớn. Ưu điểm lớn nhất của Inox chính là độ bền của chất liệu và bề mặt sáng bóng, cho cảm giác sạch sẽ.

Mặt bếp bằng inox đem lại cho bếp một nét độc đáo rất khác lạ của một nét đẹp công nghệ hiện đại.

Là loại vật liệu chịu nhiệt tốt, dễ chùi rửa tuy nhiên cũng rất dễ bị trầy xước và có thể bị móp méo nếu bị va đập mạnh. Vật liệu này cũng cho giá thành cao trong chi phí sản xuất.

Khi lựa chọn mặt bàn bếp bằng Inox, bạn phải xem xét thật kĩ lưỡng sự phù hợp của nó với căn bếp của bạn. Bởi vì Inox không phải vật liệu dễ dàng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế mà cần có sự tính toán chi tiết.

Xem thêm: Homestay Đà Lạt làm từ vật liệu 'rác'


Gạch men

Đây là loại vật liệu nội thất phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình có nguồn ngân sách khiêm tốn.

Loại gạch men này có độ bền khá cao và dễ vệ sinh, lau chùi. Nhiều loại gạch men chịu được nhiệt tốt và có màu sắc, mẫu mã phong phú.

Tuy nhiên do được ghép từ nhiều viên nhỏ nên khi thành mặt bếp có thể sẽ bị gồ ghề đôi chút, đây cũng chính là nhược điểm của loại đá này. Chính vì gồ ghề nên giữa các viên gạch dễ bị bẩn, cần lau chùi thường xuyên. Không được chặt đồ ăn trên mặt bếp này vì có thể làm cho gạch bị nứt.

Trên đây là những loại vật liệu thông dụng để lựa chọn sử dụng cho mặt bàn bếp. Hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu nấu nướng và yêu cầu thẩm mỹ để mỗi loại vật liệu phát huy được thế mạnh riêng.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm