Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2? Cách tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế

| 17-05-2022, 11:32 | Nhà đẹp

Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2? Cách tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế
Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2?

Nếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc có nhu cầu thi công các dự án, bạn sẽ nghe qua thuật ngữ “nhà tiền chế”. Vậy nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2? Cách xây dựng nhà tiền chế tiết kiệm và hiệu quả? Hãy cùng Mogi tìm hiểu và trả lời các khái niệm trên qua bài viết này. 

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Nhà tiền chế hay còn được gọi là nhà thép tiền chế, có nơi gọi là nhà khung thép tiền chế. Đây là một kiểu nhà được cấu tạo và thi công theo các bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định sẵn. Nhà tiền chế thường được áp dụng khi xây dựng: nhà xưởng, nhà trưng bày, các công trình mục đích thương mại hay quán cà phê, nhà hàng,…..

Quy trình thi công nhà tiền chế hoàn chỉnh gồm có 3 giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn đã đảm bảo việc quản lý chất lượng. 3 giai đoạn đó bao gồm: thiết kế, gia công cấu kiện và thực hiện lắp đặt tại công trình. Trong trường hợp khung nhà thép được lắp đặt sẵn thì sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công trực tiếp ở công trình. 

Giới thiệu khái niệm nhà tiền chế

> Đọc thêm: Nhà tiền chế là gì? Ưu – nhược điểm, kinh phí ra sao?

Đặc điểm của nhà tiền chế

Một khung nhà tiền chế cơ bản sẽ là tập hợp của các khung thép hình chữ I. Trong thuật ngữ xây dựng, các khung thép này được gọi bằng tên gọi I-beam.  Các dầm I trong khung nhà tiền chế này được cấu tạo thông qua việc hàn các tấm thép lại với nhau thành hình chữ I. Sau đó, các dầm I được ghép lại với nhau bằng các bulong liên kết. Từ đó, khung thép nhà tiền chế được tạo ra.  

Ưu điểm nhà tiền chế

Ngày nay, nhà tiền chế được ưa chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng với các ưu điểm sau:

  • Tính công nghiệp hóa cao.
  • Có khả năng chịu lực lớn, ít bị biến dạng.
  • Thời gian thi công nhanh, không yêu cầu làm việc trực tiếp tại công trường trong suốt thời gian gia công, cấu kiện. 
  • Không thấm nước. 
  • Tiết kiệm nhân công, thời gian và chi phí xây dựng. 
  • Dễ mở rộng quy mô xây dựng của công trình. 
  • Giúp khai thác, tận dụng tối đa diện tích mở nhà kho, nhà xưởng.

Trong thực tế, nhà tiền chế luôn chứng minh được tính linh hoạt của mô hình trong quá trình thi công. Mô hình này mang đến khả năng tối ưu công năng sử dụng của công trình. Nhanh chóng và tiện lợi chính là lí do nhà tiền chế được ưu tiên ứng dụng trong các công trình kho bãi, bệnh viện,… hiện nay. 

Ưu điểm của nhà tiền chế

Nhược điểm nhà tiền chế

Dù sở hữu nhiều ưu điểm lớn, mô hình nhà tiền chế vẫn có các hạn chế khi ứng dụng trong thực tế. 

Hạn chế lớn nhất của mô hình này là tính kháng lửa không cao. Khi gặp nhiệt độ cao ở khoảng 500 đến 600 độ C. Nhược điểm này khiến cho độ bền của công trình nhà tiền chế bị giảm nhiều. Do đó, các công trình nhà tiền chế hiện nay cần sử dụng các chất liệu chống cháy để phủ bên ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả công trình. 

Bên cạnh đó, do nhà tiền chế được cấu tạo từ thép nên theo thời gian sẽ gặp phải tình trạng han gỉ, bị ăn mòn. Do đó, để bảo vệ và duy trì tuổi thọ nhà tiền chế, khung thép sẽ được đúc sẵn và được sơn phủ bên ngoài. Việc này không chỉ giúp bảo vệ khung mà còn giúp tăng thẩm mỹ của dự án. 

Mô hình nhà tiền chế rất được ưa chuộng

> Đọc thêm: Nhà tiền chế cấp 4 giá bao nhiêu? 11+ mẫu nhà tiền chế cấp 4 đẹp

Lợi ích của việc xây nhà tiền chế

Thông thường, chủ đầu tư sẽ ưu tiên ứng dụng nhà tiền chế nhờ các lợi ích nổi bật mà kiểu nhà này mang lại.

Giảm chi phí đầu tư móng nhà

Trên thực tế, giá khung thép thi công nhà tiền chế khá cao. Tuy nhiên, mô hình này lại giúp tiết kiệm tối đa nguồn chi phí cần để thi công móng nhà theo phương pháp truyền thống. Từ đó, giúp giảm chi phí về nhân công, quản lý cũng như thời gian thi công. Những yếu tố này giúp cho dự án tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với các loại nhà thi công theo cách thông thường. 

Đồng thời, mô hình nhà tiền chế có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với nhà truyền thống. Nhờ đó, chi phí đầu tư cho móng nhà cũng sẽ được tiết kiệm hơn nhiều. 

Nhà tiền chế tiết kiệm chi phí

Thời gian xây nhanh

Khi xây dựng, nhà tiền chế sẽ được gia công trước tại xưởng. Quy trình này đáp ứng nghiêm ngặt bản vẽ được thiết kế sẵn cũng như nhiều yêu cầu về kỹ thuật. Nhờ có thể gia công khung sẵn từ xưởng, nhà tiền chế giúp tiết kiệm nhiều thời gian. Quá trình xây dựng tại công trường chỉ cần lắp đặt và cấu kết lại khung nhà. Đồng thời, còn giúp hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và môi trường đến công trình.

> Đọc thêm: Top 15 nhà tiền chế dưới 100 triệu tiết kiệm chi phí mà xinh lung linh

Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2?

Với nhiều ưu điểm và lợi ích, nhà tiền chế là mô hình được nhiều người yêu thích. Nhà tiền chế có nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện tài chính. 

Để trả lời cho câu hỏi nhà tiền chế bao nhiêu 1m2, đầu tiên hãy xem qua công thức tính chi phí. Một dự án nhà tiền chế sẽ có: 

Tổng chi phí xây dựng =  Tổng diện tích + đơn giá xây dựng. 

Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2

Theo đó, một số bảng báo giá nhà tiền chế trong năm 2022 có đơn giá: 

  • Chi phí dựng nhà thô: từ 2.200.000 đến 2.500.000 VNĐ.
  • Chi phí xây dựng trọn gói, sử dụng vật tư trung bình: từ 5.000.000 đến 6.000.000 VNĐ/m2. 
  • Nhà trọn gói, sử dụng vật tư chất lượng khá: khoảng từ 6.000.000 đến 7.000.000 VNĐ/m2.
  • Đối với nhà trọn gói sử dụng vật tư chất lượng tốt: từ 7.000.000 VNĐ/m2 trở lên.

Trong đó, giá thi công trọn gói nhà tiền chế trên đã bao gồm: 

  • Chi phí khảo sát thực tế.
  • Chi phí thiết kế bản vẽ nhà khung thép tiền chế. 
  • Chi phí gia công cấu kiện theo yêu cầu. 
  • Chi phí vận chuyển cấu kiện thép đến công trình thực tế. 
  • Chi phí thi công và lắp ghép nhà khung thép tại công trường.  

Chi phí vật tư

Chi phí vật tư cần để xây nhà tiền chế bao gồm chi phí cho các vật liệu chính như: khung thép, tôn để lợp mái cũng như tấm che, định hình nhà. Bên cạnh diện tích, chi phí vật tư sẽ có sự chênh lệch dựa trên chất lượng mà gia chủ lựa chọn. Đồng thời, kết cấu của nhà khung thép cũng có thể tối ưu để giảm chi phí vật tư. Sự chênh lệch này được tính toán để vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Tuy nhiên, ít nhiều vẫn có ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. 

Ngoài ra, vật tư cần thiết để xây dựng nhà thép tiền chế còn bao gồm: 

  • Vật tư xây dựng : cát, xi măng, cốt thép, đá,….
  • Các loại vật tư khác như các loại sơn.
  • Chi phí vật tư hoàn thiện công trình như cửa, phụ kiện cần thiết khác. 
Nhà tiền chế tiết kiệm chi phí vật tư

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong xây dựng nhà tiền chế bao gồm: 

  • Chi phí cho nhân công tham gia gia công kết cấu théo, lắp dựng khung nhà tại xưởng. 
  • Chi phí trả cho nhân công tham gia xây dựng tại công trường, bao gồm xây, tô, đổ bê tông cũng như hoàn thiện dự án. 
  • Chi phí giám sát, quản lý xuyên suốt thời gian thực hiện công trình. 

Chi phí vận hành máy móc

Khi xây dựng nhà tiền chế, cần tính toán đến chi phí vận hành máy móc. Đó là chi phí vận hành các máy lu, máy đào, múc, san lấp mặt bằng. Đồng thời, còn có chi phí dành cho máy lắp, dựng kết cấu thép và phục vụ các bước thi công khác nếu cần thiết. 

Chi phí phát sinh

Đây là chi phí dự phòng trong các trường hợp cần thiết, phát sinh trong quá trình thi công. Tùy thuộc vào độ phức tạp của thiết kế, kết cấu và quy mô công trình, chủ đầu tư có thể dự trù mức chi phí phát sinh phù hợp. 

Tổng chi phí xây nhà tiền chế


PHÂN TÍCH TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ


STT


Hạng mục


Diễn giải chi tiết hạng mục


Hạng mục xây dựng cơ bản


Phần móng


1


Đào đất


Tiến hành đào đất làm móng


2


Bê tông lót


Bê tông giúp bảo vệ móng khỏi các ảnh hưởng của đất nền. 


3


Bê tông móng


Giúp cho trụ thép được cố định vững vàng hơn. 


Phần nền


1


San lấp nền


Lu nền đất bằng phẳng, phục vụ quá trình thi công. 


2


Cấp phối đá


Phủ lên phần móng để lu đất chặt và bằng phẳng hơn. 


3


Bạt lót sàn


Bạt/ nilon lót sàn trước khi đổ bê tông để chống mất nước


4


Đổ bê tông nền


 

Phần tường


1


Tường xây


Xây tường giữa các trụ thép với chiều cao khoảng từ 2 – 3.5m


2


Trát tường 2 mặt


Sau khi xây tường, tiến hành trát xi măng hai mặt


3


Sơn nước


Sơn nước tăng thẩm mỹ và bảo vệ tường


B. Phần kết cấu thép


Phần cột


1


Cột thép


Cột thép chữ I được vận chuyển đến và lắp đặt tại công trình


2


Sơn bảo vệ cột


Sơn lớp đầu tiên để bảo vệ cột thép. Các lớp tiếp theo để lên màu. 


3


Vật tư phụ


Bu lông neo, bản mã,…


Phần kèo


1


Cấu kiện thép từ thanh chữ I


 

2


Sơn bảo vệ


Lớp đầu tiên để bảo vệ cột thép. Các lớp tiếp theo để lên màu. 


3


Vật tư phụ


Bu lông liên kết, cáp giằng mái, bản mã,…


Phần mái


1


Tôn lợp mái


 

2


Tôn nóc gió


 

3


Xà gồ C


 

4


Vật tư phụ


Ty giằng xà gồ (tùy công trình). 


Cáp giằng, bu lông liên kết, ống thoát nước, máng xối. 


Phần vách


1


Vách tôn màu


Tùy thuộc bản thiết kế


2


Vách tôn lấy sáng


Tùy thuộc bản thiết kế


3


Xà gồ C


Tùy thuộc thiết kế ban đầu.


Cách tính giá thi công nhà tiền chế

Có thể tính chi phí thi công nhà tiền chế theo 2 cách phổ biến. 

Tình theo khối lượng

Trong các cách tính giá thi công nhà thép tiền chế, tính khối lượng thép là cách khá phổ biến. Lấy khối lượng thép ước lượng nhân với đơn giá sẽ cho phép ta dự toán được khoảng 60 – 70% tổng chi phí thực hiện. 

Lưu ý, dù hai dự án có cùng khối lượng thép, chi phí thực hiện có thể chênh lệch. Điều này phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, nhân công, thời gian và các chi phí thi công dự án khác. 

Tính theo m2

Ngoài ra, có thể tính chi phí thi công nhà tiền chế theo đơn giá trung bình trên mỗi m2. Với cách này, ta cần tính riêng các phần gồm: 

  • Diện tích nhà xưởng. 
  • Diện tích các công trình phụ trợ. 
  • Diện tích đường giao thông.
  • Diện tích cây xanh. 

Mỗi phần diện tích trên có chức năng khác nhau nên mức giá cũng khác nhau. Sẽ có các trường hợp được báo giá dựa trên giá trung bình của tổng diện tích thành phần. 

Cách tính nhà tiền chế bao nhiêu 1m2

Cần lưu ý, đơn giá của dự án có thể chênh lệch phụ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của từng thiết kế. Cách tính chi phí ước tính theo m2 chỉ nên sử dụng trong tính chi phí công trình nhà xường, nhà để xe đơn giản. 

Mẹo tiết kiệm chi phí khi xây nhà tiền chế

Để tối ưu chi phí xây dựng nhà thép tiền chế, bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây.

Chọn mảnh đất phù hợp xây nhà tiền chế

Thời gian thi công và chi phí xây dựng sẽ có ảnh hưởng lớn bởi vị trí địa lý của dự án. Hãy tưởng tượng, nếu dự án nằm trong vùng hẻm, kẹt hay đường khó đi, việc vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu vị trí đẹp, vận chuyển và thi công sẽ thuận lợi và tiết kiệm hơn. 

Trau dồi kiến thức về xây dựng

Việc hiểu thêm về các kiến thức xây dựng sẽ giúp bạn tiết kiệm được các chi phí không cần thiết. Bạn sẽ nhận biết được các chi phí có thể giảm thiểu để tập trung vào các hạng mục quan trọng. Đồng thời, kiến thức về vật liệu cũng sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Mẹo tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế

Lên kế hoạch trước khi xây 

Một kế hoạch kỹ càng về thời gian, chi phí và tiến độ sẽ giúp quản lý dự án tốt hơn. Kế hoạch sẽ giúp bạn đảm bảo được danh sách vật liệu, các hạng mục cần thực hiện. Đảm bảo thời gian và tiến độ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Mogi vừa trả lời câu hỏi nhà tiền chế bao nhiêu 1m2 qua bài viết. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập Mogi.vn để cập nhật thêm các thông tin về bất động sản và chủ đề liên quan bạn nhé!

>Đọc thêm: Mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đẹp nhất hiện nay +30 mẫu thiết kế


5/5 - (1 bình chọn)
Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm