Dầm nhà là gì? Phân loại, vai trò và tác dụng của dầm nhà

| 19-04-2022, 11:06 | Thị trường 24h

Dầm nhà là gì? Phân loại, vai trò và tác dụng của dầm nhà
Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là gì là câu hỏi rất phổ biến. Để biết chính xác khái niệm thì không phải ai cũng nắm rõ. Bạn có thắc mắc tại sao nhà phải có dầm và dầm nhà có tác dụng gì không? Qua bài viết dưới đãy, hãu cùng Mogi tìm hiểu dầm nhà là gì? Cũng như cách phân loại, vai trò và tác dụng của dầm nhà nhé!

Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là gì? Dầm nhà chính là cụm từ chỉ một cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép sử dụng trong trong lĩnh vực xây dựng. Dầm là cấu kiện nằm ngang và chịu tác dụng của mô men uốn và lực cắt. Từ việc tính toán theo điều kiện kiểm tra khả năng chịu mô men uốn mà cốt thép sẽ được bố trí trên tiết diện thẳng đứng.

Dầm nhà là một cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép

Tham khảo thêm: Bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng gồm những gì?

Hệ dầm là gì?

Hệ dầm là gì thì hệ dầm chính là kết cấu không gian dầm chính, dầm phụ bố trí thẳng góc nhau

Hệ dầm đơn giản: Đây là hệ thống gồm các dầm được bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn, bản sàn làm việc như bản kê của 2 cạnh

Hệ dầm phổ thông: Bao gồm 2 hệ thống dầm và đặt vuông góc với nhau. Mặt khác song song với 2 cạnh ô bản và bản sàn hoạt động như bản kê 4 cạnh. Chúng ta sử dụng dầm phổ thông khi:

  • L x B <= 36 x 12m
  • Sàn chịu tải q <= 3000daN/m2

Hệ dầm phức tạp: Nếu sàn nhà phải chịu tải q > 3000daN/m2 thì dùng hệ dầm phức tạp

Các liên kết và kích thước dầm

Các loại liên kết dầm gồm có:

  • Liên kết chồng: Dùng để làm tăng chiều cao của hệ sàn, trong đó các bản sàn chỉ được gối lên hai cạnh vậy nên khả năng chịu lực không cao.
  • Liên kế bề mặt:  Sử dụng mục đích giảm chiều cao của kiến trúc hệ sàn hoặc nhằm tăng chiều cao dầm. Độ cứng và khả năng chịu lực của sàn cao hơn bởi vì các bản sàn được gối lên bốn cạnh
  • Liên kết thấp: Khả năng chịu lực và độ cứng thấp bởi các bản sàn chỉ được gối lên hai cạnh

Tham khảo thêm: Công thức tính diện tích đất đơn giản và chính xác nhất 2022

Chiều cao dầm là bao nhiêu: Chiều cao của dầm sẽ chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm). Do vậy, gia chủ nên nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để hiểu rõ hơn. 

Công thức chiều cao dầm là: hmin < h < hmax. Trong đó:

  • hmin: chiều cao đảm bảo cho dầm đủ cứng, có nghĩa là độ võng của dầm không vượt quá độ võng của giới hạn.
  • hmax: chiều cao lớn nhất của dầm.

Lưu ý: h càng gần hkt càng tốt. Với hkt là chiều cao tương ứng với lượng thép ít nhất

Mặt cắt chi tiết của dầm nhà

Chiều dài của dầm là bao nhiêu?

  • Nếu xét về toán học, chúng ta tính theo nhịp bản sàn l = L
  • Các loại sàn thông thường có l £ 18m
  • Nếu bản sàn nhỏ thì dùng dầm thép hình
  • Nếu bàn sàn lớn thì dùng dầm tổ hợp

Công dụng của dầm nhà

Công dụng chính của dầm ngang chính là để đỡ các tấm sàn, mái nhà và tường ngăn cách phía trên. Vật liệu để làm dầm ngan phổ biến nhất là bê tông cốt thép, thép hình (hình chữ I, chữ L, chữ U…), hay là gỗ. Dầm gỗ thường xuất hiện ở những ngôi nhà cấp 4 trong các biệt phủ, biệt thự sân vườn. Hoặc trong những ngôi nhà 1 tầng tại các vùng nông thôn trước kia.

Phân loại dầm nhà

Phân loại theo chức năng

Tùy vào nhiệm vụ và chức năng mà dầm được chia thành dầm chính và dầm phụ

Dầm chính: Dầm có kích thước lớn, được thiết kế đi qua các cột, gác chân cột và vách. Dầm chính còn được gọi là dầm khung, thiết kế theo phương chịu lực tác dụng chính của nhà. Dầm chính được đặt vào tường với khoảng cách 200 – 250mm. Theo chiều rộng của phòng thì đặt cách nhau khoảng 4- 6m. Nếu chiều dài phòng lớn hơn 6m thì dầm phụ phải đặt vuông góc với dầm chính. Mỗi nhịp của dầm chính có thể đặt từ 1-3 dầm phụ hoặc hơn. Và dầm phụ nên được đặt ngay trên đầu.

Dầm phụ: Được dùng để gác lên các cấu kiện chịu uốn hoặc xoắn… để đỡ trong những tường lô gia hoặc WC. Nếu tất cả các dầm đều được gác lên cột thì sẽ không có dầm chính (ngoại trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang). Dựa trên chịu lực của mỗi hệ dầm qua việc phân tải, dầm nào chịu nhiều tải hơn thì sẽ có tiết diện lớn hơn và ngược lại.

Cách bố trí dầm nhà

Tham khảo thêm: Bản vẽ hoàn công là gì – Quy định pháp lý, vai trò và phân loại cụ thể

Phân loại theo chất liệu

Dầm bê tông cốt thép: 

Dầm bê tông cốt thép có cấu kiện chịu uốn chủ yếu tốt. Ngoài ra, còn có thể chịu nén tuy nhiên độ chịu nén thấp hơn so với chịu uốn. Khung được cấu tạo từ cốt thép và vỏ bên ngoài là bê tông

Cốt thép trong dầm gồm 4 loại cốt, đó là: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong đó quan trọng nhất chính là cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo. Một dầm bê tông cốt thép sẽ có 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai. Cốt xiên có thể có hoặc không.

  • Cốt dọc chịu lực của dầm sử dụng nhóm All – Alll và Cll –Clll, có D= 12 – 40mm.
  • Cốt đai trong dầm chịu lực ngang, sử dụng nhóm Cl và Al có D= 4mm.
  • Cốt thép có lớp bảo về Ao (Ao1 là lớp bảo vệ dành cho cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ dành cho cốt dọc). Đây là khoảng cách từ lớp ngoài bê tông cho đến mép cốt thép. Nó có tác dụng nhằm bảo vệ thép không bị gỉ sét.
  • Khoảng cách giữa 2 cốt thép giữa mép này đến mép kia.là khoảng cách thông thủy to. Khoảng cách này sẽ đảm bảo hơn khi đổ bê tông sẽ không bị kẹt đá.
Cốt thép độc lập

Dầm thép

Dầm thép là cấu kiện cơ bản nhất trong kết cấu xây dựng. Có thể chịu uốn và cấu tạo cực kì đơn giản, chi phí thấp. Trong xây dựng, loại dầm này được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến

Phân loại theo kết cấu

Dầm đơn giản: Kết cấu đơn giản chỉ bao gồm một nhịp

Dầm liên tục: Cấu tạo có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau

  • Dầm có mút thừa
  • Dầm congxon

Tham khảo thêm: Chi phí xây nhà 2 tầng và những khoản chi phí cần chuẩn bị trước

Phân loại dầm theo công dụng

Dựa theo công dụng của dầm để phân chia thành nhiều loại kết cấu chịu lực khác nhau. Một số công dụng của dầm như sau:

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van
Tùy vào công dụng của dầm để phân chia thành nhiều loại kết cấu chịu lực khác nhau

Phân loại dầm theo hình dáng

Có cấu tạo khá đơn giản cộng với kết cấu từ thép chắc chắn nhưng vẫn có thể dễ uốn được nhiều hình dáng. Để từ đó có  thể phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau:

  • Dầm chữ I
  • Dầm chữ U
  • Dầm chữ H
  • Dầm chữ V
  • Dầm chữ L
  • Dầm chữ Z
  • Dầm chữ C
Có thể uốn thành nhiều hình dạng để phù hợp với các công trình

Những điều cần lưu ý về dầm nhà trong phong thủy nhà cửa

Tránh đặt dầm ngang trên giường ngủ

Nếu bố trí giường ngủ ngay bên dưới dầm ngang thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu để lâu ngày sẽ làm cho tâm trạng mệt mỏi, tinh thần bất an, không thoải mái. Gia chủ thì chịu sự ám xạ của ánh sáng và từ trường không cân bằng. Do đó, cần tuyệt đối tránh bố trí dầm ngang ngay phía trên đầu giường.

Tránh đặt giường ngủ dưới xà ngang

Không bố trí dầm trên bếp hay bàn ăn

Tuyệt đối không bố trí dầm ngang trên đầu bếp (dầm ngang đè lên bếp). Từ xưa đã quan niệm, nhà bếp nhìn thấy dầm ngang là đại sát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ trong nhà. Đặc biệt là nữ chủ nhân, có thể sẽ bị những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Từ đó dẫn đến bệnh tật, ốm đau. Phụ nữ đnag mang thai thì lại càng nên kiêng kị

Dầm nhà đặt trên bếp sẽ ảnh hưởng đến những người phụ nữ trong nhà

Không bố trí dầm ngang phía trên bàn học hoặc bàn làm việc

Nếu xà nhà ở phía trên bàn làm việc hay trên góc học tập, sẽ làm cho người ngồi phía dưới luôn có cảm giác trì trệ. Ngăn cản sự sáng tạo và tư duy, không tập trung trong công việc

Đặt bàn thờ dưới gầm ngang là điều cấm kỵ

Bàn thờ mà được đắt dưới xà ngang được cho là một điều đại kỵ. Bởi vì nó sẽ sinh ra sát khí áp lực. Nếu để lâu sẽ làm cho các thành viên trong gia đình bị đau đầu, suy nhược thần kinh. Nguy hại hơn, có thể làm ảnh hưởng đến cả vận thế trong gia đình.

Bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc của bạn đọc về dầm nhà là gì? Hy vọng đã mang đến những chia sẻ hữu ích nhất cho mọi người. Nếu quan tâm đến bất động sản, xây dựng, kiến trúc … đừng quên đón đọc các bài viết khác trên Mogi.vn nhé!

>Có thể bạn quan tâm: Bê tông cốt thép là gì? Ưu, nhược điểm và kết cấu bê tông cốt thép

Nguyễn My

Từ khoá : Thị trường
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm