Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà chuẩn nhất hiện nay

| 8-01-2022, 11:00 | Góc pháp luật

Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận của bên thuê và bên cho thuê khi cần giải quyết thỏa đáng những vấn đề trong hợp đồng ký kết ban đầu. Chính vì vậy, đây là một văn bản vô cùng quan trọng. Và cũng thấu hiểu nhu cầu thực tế, bài viết này sẽ cung cấp mẫu biên bản chuẩn nhất hiện nay.


1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất

Khi hợp đồng thuê nhà hết hiệu lực hoặc các bên có liên quan thỏa thuận dừng hợp đồng thì lúc này sẽ cần lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Biên bản thanh lý sẽ chấm dứt và giải phóng toàn bộ quyền và nghĩa vụ phát sinh của các bên trong hợp đồng giao kết. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng này ngay sau đây:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

(Căn nhà số :    đường...........phường :.................. quận...................)

 

Chúng tôi ký tên dưới đây gồm :

BÊN CHO THUÊ NHÀ :  (Gọi tắt là Bên A)

Ông/Bà :..............................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh :.........................................................................................................................

CMND/CCCD:………………………. cấp ngày.............tháng...........năm…….............................

do…………………………………………………………………………….. cấp

Địa chỉ thường trú :...............................................................................................................................

BÊN THUÊ NHÀ (Gọi tắt là Bên B)

Công ty :..............................................................................................................................................

Trụ sở số :............................................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :.....................................................................................................

Do Ông (Bà) :........................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh :..........................................................................................................................

CMND/CCCD:………………………. cấp ngày.............tháng...........năm……............................................................

do…………………………………………………………………………….. cấp.

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………...........................................................................

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:……………………………………………..................................................................

Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đã ký giữa chúng tôi tại Phòng Công chứng số ..........ngày .........tháng..............năm..........., chúng tôi thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng thuê nhà như sau :

Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt trước thời hạn thuê nhà kể từ ngày ….... tháng ...... năm.......

Điều 2. Bên A xác nhận đã nhận lại phần nhà cho thuê và Bên B đã thanh toán đủ tiền thuê nhà cho Bên A. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng thuê nhà hai bên đã tự giải quyết xong.

Điều 3. Hai bên cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.

Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số...............thành phố  Hồ Chí Minh chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà nêu trên không còn giá trị nữa.

Hợp đồng được lập thành..........bản, mỗi bản............trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số.......... lưu 01 bản.

Lập tại Phòng công chứng số............... ngày...........tháng...........năm…....

BÊN A                                                                                           BÊN B

 

 

(ký và ghi rõ họ và tên)                                                                 (ký và ghi rõ họ và tên)

2. Trường hợp cần biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

Không phải lúc nào cũng cần lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Thực tế, nó chỉ bắt buộc khi thuộc những trường hợp sau:

  • Chủ thể cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không đúng thẩm quyền. Đó có thể là giao vượt cấp, giao không đúng đối tượng, giao không đúng quy định, nhất là với dạng nhà ở xã hội.
  • Đã hết hạn hợp đồng và một trong hai bên không muốn gia hạn hoặc ký tiếp hợp đồng thuê nhà.
  • Hợp đồng thuê vẫn còn hiệu lực nhưng bên thuê vì một vài nguyên nhân mà không thể tiếp tục thuê hoặc bên cho thuê muốn lấy lại nhà
  • Trong thời gian thuê, nhà bị hư hỏng, sự cố dẫn đến không thể thuê tiếp.
  • Căn nhà thuộc diện quy hoạch, thuộc trường hợp phải thu hồi đất và đã có quyết định từ cơ quan chức năng
  • Căn nhà thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng

3. Trường hợp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

3.1. Do một trong hai bên vi phạm hợp đồng

  • Bên thuê hoặc bên cho thuê căn cứ vào điều khoản đã được quy định trong hợp đồng để đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Bên thuê nhà không thanh toán tiền thuê theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, người cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng.
  • Bên thuê nhà sử dụng sai mục đích thuê, người cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng.
  • Bên thuê nhà trong quá trình sinh sống để xảy ra các vấn đề như: Tiếng ồn lớn, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng và đã được nhắc nhở và lập biên bản ít nhất 3 lần mà không thay đổi. Trường hợp này, người cho thuê được phép chấm dứt hợp đồng.
  • Nếu nhà thuê bị hư hỏng, môi trường sống bị ảnh hưởng mà không phải lỗi do bên thuê mà chủ nhà không tiến hành các biện pháp cần thiết, người thuê có quyền đơn phương dừng hợp đồng.
  • Bên cho thuê có căn cứ, bằng chứng chứng minh bên thuê tự ý phá dỡ, sửa chữa, cơi nới, cải tạo lại nhà ở. Trong khi đó, những việc này không thể hiện trong hợp đồng thì người cho thuê được phép lấy lại nhà.
  • Bên thuê tự ý cho người khác mượn, thuê lại hoặc di dời tài sản trái hợp đồng thì bên cho thuê có toàn quyền chấm dứt giao kết.
  • trường hợp bên thuê tự ý cho thuê lại nhà, di dời tài sản thuộc nhà hoặc cho người khác mượn… trong khi hợp đồng thuê nhà không có điều khoản cho phép. Như vậy bên cho thuê toàn quyền chấm dứt đơn phương hợp đồng thuê nhà.

3.2. Căn cứ theo các quy định của pháp luật

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 mà cụ thể hơn là điều 374, việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà có thể xảy ra trong các trường hợp sau

  • Nghĩa vụ được hoàn thành;
  • Theo thoả thuận của các bên;
  • Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
  • Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác;
  • Nghĩa vụ được bù trừ;
  • Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;
  • Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết;
  • Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện;
  • Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân, chủ thể khác;
  • Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

4. Trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà?


Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà chuẩn nhất hiện nay

Ngoài những trường hợp kể trên, hợp đồng thuê nhà còn có thể bị chấm dứt khi:

  • Hợp đồng thuê hết hạn. Nếu trong hợp đồng không xác định thời hạn thì mặc định là sau 6 tháng kể từ khi bên cho thuê thông báo với bên thuê việc lấy lại
  • Nhà thuê không còn trên thực tế
  • Bên thuê nhà không còn người đại diện pháp lý
  • Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ
  • Nhà ở nằm trong quy hoạch xây dựng của Nhà nước

5. Những điểm cần lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng

5.1. Đối với bên cho thuê nhà

So sánh thực trạng của ngôi nhà với ghi nhận trong biên bản bàn giao tài sản thuê. Căn cứ vào đây để xác định những hư hỏng của căn nhà có thuộc lỗi của bên thuê không. Chẳng hạn như đồ nội thất, các vết bong tróc trên trần, tường nhà, hỏng hóc do người thuê đóng đinh.

Nếu có các vấn đề phát sinh như hư hỏng, thay đổi hiện trạng không như những gì đã cam kết, tùy vào mức độ mà các bên đưa ra quyết định phù hợp. Hoặc là bên thuê hoàn trả lại nguyên hiện trạng, hoặc là có phương án đền bù khác.

Đảm bảo rằng, tất cả các biện pháp khắc phục đã được thực hiện xong trước khi ký vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Làm đúng theo trình tự này thì hai bên mới bảo đảm quyền lợi và tránh những vướng mắc sau này.

5.2. Đối với người thuê nhà

Xác định lý do cụ thể mà bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lý do đó có phù hợp với những điều khoản trong hợp đồng hay quy định pháp luật không. Thông qua việc này, người thuê có thể đánh giá và tìm ra phương án đền bù hợp lý nhất.

Nếu bên thuê đồng ý chấm dứt hợp đồng và tiến hành lập biên bản thanh lý thì cần kiểm tra lại tài sản để hạn chế tranh chấp. Trường hợp phát sinh phương án bồi thường, cần lập thành văn bản có xác nhận của hai bên.

6. Một số câu hỏi liên quan đến thanh lý hợp đồng thuê nhà

Biên bản thanh lý hợp đồng có cần công chứng không?

Pháp luật hiện hành quy định, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà giữa cá nhân với cá nhân không phải công chứng mà vẫn có giá trị pháp lý.  Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì các bên vẫn có thể thực hiện công chứng, chứng thực.

Chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn, người thuê có được nhận lại tiền cọc?

Theo quy định của Luật Dân sự 2005, nếu bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên thuê được nhận lại tiền cọc. Tương tự, nếu bên thuê đơn phương chấm dứt mà lý do không phù hợp thì người thuê không được nhận lại tiền cọc. Nếu các bên có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận.

Mẫu thanh lý hợp đồng thuê nhà nào chính xác nhất?

Thực tế hiện có rất nhiều mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà đang được sử dụng. Nguyên nhân là bởi những biên bản này được lập do những người cho thuê khác nhau. Tuy nhiên, dù bất kỳ mẫu nào đi chăng nữa, chỉ cần đầy đủ thông tin cần thiết, các điều khoản kèm theo. Đơn cử như biên bản mà chúng tôi đã cung cấp là một mẫu điển hình.

Đến đây là kết thúc bài viết về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Bên cạnh đó cũng là những vấn đề pháp lý có liên quan. Chắc hẳn bạn đọc đã tìm được thông tin hữu ích cho mình rồi phải không. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ bất động sản ODT nhé.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm